![](https://cdn-images.vtv.vn/zoom/320_200/66349b6076cb4dee98746cf1/2025/02/16/dich-cum-bung-phat-o-my-17390003804602114134370-20174785765331957305508-74501103107846500593377.webp)
Đây chính là nỗi lo của rất nhiều người, đặc biệt là cha mẹ khi có con nhỏ nhiễm bệnh. Trước thực tế đó, việc trang bị kiến thức bệnh cũng như cách điều trị là vô cùng cần thiết.
Bệnh ngoài da do virus là gì?
Da là cơ quan có diện tích lớn nhất trên cơ thể, là bộ phận phải tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài và được coi như "hàng rào" giúp bảo vệ các bộ phận bên trong, tránh những tác nhân như virus, vi khuẩn gây hại cho cơ thể. Vì vậy, da chính là "đất sống" của nhiều loài vi sinh vật, bao gồm cả vi khuẩn, virus, nấm, kí sinh.
Đối với các bệnh ngoài da nói chung, chúng ta không có một khái niệm chuẩn mực nào có thể định nghĩa chính xác. Tuy nhiên, khi nói về bệnh ngoài da do virus thì rõ ràng, các bệnh này chỉ xuất hiện khi da bị tổn thương bởi virus tấn công trực tiếp, được biểu hiện bằng tình trạng da nổi mẩn, mụn nước, phát ban; ngứa ngáy; viêm loét; sưng tấy; đau rát;... Do đó, khi thấy làn da có biểu hiện bất thường, bạn hãy tới gặp bác sĩ ngay để có hướng chữa trị kịp thời.
Một số bệnh ngoài da do virus phổ biến
Rất nhiều bệnh ngoài da do virus gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và cuộc sống. Dưới đây là một số bệnh ngoài da do virus thường gặp:
1. Bệnh sởi
Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Paramyxoviridae gây ra. Bệnh hay xuất hiện vào thời điểm đông - xuân, và thường gặp ở trẻ em, nhưng cũng có thể xuất hiện ở người lớn, khả năng gây thành dịch cao.
Các triệu chứng đầu tiên của nhiễm sởi thường là ho, sổ mũi, sốt cao và mắt đỏ. Trong niêm mạc miệng ở 2 bên má có thể thấy các đốm trắng, đỏ thành từng cụm. Sau đó, phát ban đỏ lần lượt bắt đầu ở trán, lan khắp mặt, rồi xuống cổ và thân đến cánh tay, chân và bàn chân. Và khi lặn cũng sẽ theo thứ tự đã mọc.
Bệnh sởi khiến trẻ dễ quấy khóc và gặp biến chứng
Nếu bệnh phát hiện và điều trị sớm sẽ giảm thiểu được nguy hiểm. Tuy nhiên, việc chăm sóc và xử lý không phù hợp sẽ dẫn tới biến chứng như: Viêm phổi, tiêu chảy, viêm thanh khí - phế quản, suy dinh dưỡng, viêm tai giữa, loét miệng, biến chứng mắt (do bị bội nhiễm, loét giác mạc gây mù loà). Nặng hơn nữa, sởi có thể gây viêm não – viêm màng não – viêm tủy cấp tính, viêm cơ tim,… đe dọa tính mạng bệnh nhân.
2. Viêm loét niêm mạc miệng
Loét miệng hay lở miệng gây ra bởi tình trạng viêm nhiễm và là một bệnh lý thường gặp ở trẻ em. Viêm loét niêm mạc miệng thường biểu hiện là những vết loét nhỏ có kích thước vài milimet. Vết loét này có thể đơn độc hay xuất hiện thành từng đám, thường tập trung ở mặt trong niêm mạc má, vòm họng, lưỡi, môi. Chúng có màu trắng xám hay vàng nhạt. Viền xung quanh vết loét khá rõ nét có màu đỏ tấy do viêm.
Viêm loét niêm mạc miệng khiến trẻ có cảm giác đau rát, đặc biệt khi tiếp xúc với thức ăn nên trẻ khó ăn uống, quấy khóc, bỏ ăn, bỏ bú, chảy nước miếng. Ban đêm, trẻ cũng khó ngủ, thường hay ngồi dậy khóc do đau miệng. Có nhiều yếu tố gây viêm loét miệng như: Sức đề kháng kém dẫn tới tình trạng nhiễm virus thủy đậu, tay chân miệng, sởi,… hoặc do các tác động cơ học như trẻ vô tình cắn vào môi, lưỡi, gò má, vệ sinh răng miệng kém,… hoặc do chế độ dinh dưỡng không cân đối dẫn tới thiếu khoáng chất, vitamin, sắt, acid folic,… hay do rối loạn hệ thống miễn dịch…
Hình ảnh bệnh viêm loét niêm mạc miệng
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
VTV.vn - Tuổi ngũ tuần là thời điểm hoàn hảo để quan tâm nhiều hơn đến việc giữ cho não bộ minh mẫn và tăng khả năng chống lại các bệnh như Alzheimer.
VTV.vn - Bệnh nhi 10 tuổi, ở Nghệ An, được gia đình đưa đi khám vì có khối to vùng cổ, hay vã mồ hôi, run tay kèm theo kém tập trung.
VTV.vn - Khương Thảo Đan Gold vinh dự nhận giải thưởng "Sản phẩm xương khớp hiệu quả số 1 Việt Nam", một minh chứng cho chất lượng vượt trội và sự tin tưởng của người tiêu dùng.
VTV.vn - Chuyển giao từ đề tài nghiên cứu khoa học của Viện Nghiên cứu Sâm và Dược liệu Việt Nam, Hồng sâm Lai Châu hữu cơ của Dược phẩm Thái Minh - hồng sâm đầu tiên từ sâm Việt N
VTV.vn - Một người đàn ông bị co giật, sùi bọt mép nằm bất tỉnh ven đường vừa được lực lượng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Đồng Nai đưa vào bệnh viện cấp cứu kịp thời.
VTV.vn - Người đàn ông 45 tuổi (Lạng Sơn), bị con đỉa rừng (vắt) chui vào mũi gây khó thở, chảy máu vừa được bác sĩ Trung tâm Y tế huyện Tiên Yên (Quảng Ninh) gắp ra.
VTV.vn - Nam bệnh nhân 61 tuổi được người nhà phát hiện rối loạn ý thức, gọi hỏi không đáp ứng nên được đưa vào Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cấp cứu.
VTV.vn - Bệnh viện Nhân Dân 115 (TP Hồ Chí Minh) vừa tiếp nhận điều trị cho 2 trường hợp người bệnh bị nhiễm giun lươn nặng.
VTV.vn - Theo số liệu của Phòng Kế hoạch tổng hợp - Bệnh viện Nhi Đồng 2, từ đầu tháng 1/2025 đến nay, bệnh viện đã tiếp nhận và điều trị 7 trường hợp bệnh nhi bị đuối nước.
VTV.vn - Số trường hợp mắc cúm ngày càng gia tăng, ngày 8/2, Bộ Y tế chỉ đạo về việc tăng cường phòng, chống bệnh cúm, khuyến khích người dân tiêm vắc xin phòng cúm.
VTV.vn - Lấy lại thị lực rõ ràng không khó, nhưng để đạt hiệu quả tối ưu, bạn cần biết 5 điều then chốt trước khi phẫu thuật lão thị.
VTV.vn - Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai vừa phẫu thuật cấp cứu bé gái 2 tuổi bị thủng ruột, thủng dạ dày do nuốt 27 cục nam châm.
VTV.vn - Bệnh nhi S.V.P., sinh năm 2018, tại thôn Lủng Phặc, xã Cổ Linh, huyện Pác Nặm có kết quả xét nghiệm từ Bệnh viện Nhi Trung ương dương tính với bệnh viêm não do mô cầu.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ vừa tiếp nhận và cấp cứu người bệnh nam, 31 tuổi, bị đột quỵ do nhồi máu não.
VTV.vn - Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ vừa điều trị thành công, cứu sống một bé trai 7 tháng tuổi bị suy hô hấp cấp tiến triển (ARDS) do biến chứng cúm A.