Bệnh suy tĩnh mạch có bao nhiêu cấp độ?

Linh Chi, icon
10:01 ngày 05/07/2019

VTV.vn - Hiện nay, dựa theo các nghiên cứu khoa học, bệnh suy tĩnh mạch được phân bổ thành 7 cấp độ.

Hình minh họa.

Suy tĩnh mạch là bệnh rất phổ biến. Thống kê của các nghiên cứu dịch tễ học thế giới ghi nhận, khoảng 30 - 40% dân số trưởng thành mắc bệnh này. Dựa vào các dấu hiệu lâm sàng của bệnh như tĩnh mạch giãn, phù chân, thay đổi sắc tố da và loét chân sẽ giúp chẩn đoán bệnh dễ dàng hơn. Việc phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm rất có ý nghĩa trong điều trị.

Theo các bác sĩ Bệnh viện Quốc tế City, bệnh lý tĩnh mạch biểu hiện ở nhiều giai đoạn từ giãn nhánh mạch máu nhỏ li ti như sợi chỉ đỏ đến giãn các mạch máu to ngoằn ngoèo dưới da. Từ hoàn toàn không có tĩnh mạch giãn cho đến cẳng chân bị lở loét nặng, làm ảnh hưởng đến chức năng đi lại và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Nguy hiểm hơn, bệnh còn có thể gây nên những cục máu đông trong lòng tĩnh mạch và theo dòng máu di chuyển về tim phải. Sau đó những cục máu này có thể được bơm lên động mạch phổi gây tắc động mạch phổi, trường hợp nặng có thể gây đột tử.

Do đó, bệnh suy giãn tĩnh mạch cần được phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Mục đích của điều trị là cải thiện chất lượng cuộc sống và ngăn chặn nguy cơ từ suy tĩnh mạch nhẹ chuyển sang giai đoạn nặng cũng như ngăn ngừa các biến chứng có thể gây tàn phế hay ảnh hưởng đến tính mạng.

Bệnh suy tĩnh mạch có thể phát hiện qua các triệu chứng như đau nhức chân, mỏi chân, nặng chân, tê chân, cảm giác nóng chân, chuột rút về đêm. Các cảm giác khó chịu này tăng lên khi bệnh nhân đứng lâu hay ngồi lâu và giảm bớt khi bệnh nhân nằm gác chân cao hay mang vớ. Bên cạnh đó, triệu chứng của bệnh còn biểu hiện qua những dấu hiệu lâm sàng như các tĩnh mạch giãn, phù chân, thay đổi sắc tố da và loét chân.

Thực tế có nhiều bệnh nhân bị đau chân phù hợp với bệnh suy tĩnh mạch nhưng lại không có dấu hiệu lâm sàng hay ngược lại những người có tĩnh mạch giãn to dưới da nhưng lại không hề đau hay có dấu hiệu khó chịu ở chân khác. "Chính những biểu hiện không tương quan này làm cho người có bệnh chủ quan không đi khám và điều trị bệnh ở giai đoạn sớm để đến phù nề, lở loét, thậm chí đe dọa đến tính mạng", các bác sĩ Bệnh viện Quốc tế City khuyến cáo.

Việc xác định các giai đoạn bệnh được dựa vào nhiều yếu tố. Trong đó phân chia cấp độ theo dấu hiệu lâm sàng là một trong những cách đánh giá quan trọng và rõ ràng, giúp lựa chọn được phương pháp điều trị ưu tiên cho bệnh nhân. Ví dụ: từ suy tĩnh mạch độ 2 trở đi, bệnh nhân nên được điều trị tích cực bằng các phương pháp, trong đó điều trị xâm lấn nên được chọn lựa nếu phù hợp.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục