Theo số liệu thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk, tính đến ngày 28/9, toàn tỉnh ghi nhận 729 trường hợp mắc tay chân miệng tại 15 huyện, thị xã, thành phố. Số ca mắc tay chân miệng tăng 30,2% so với cùng kỳ năm 2021 (560 trường hợp).
Chỉ tính riêng từ ngày 1/6 đến ngày 28/9, toàn tỉnh ghi nhận gần 300 trường hợp mắc tay chân miệng, số mắc ghi nhận chủ yếu tại cộng đồng và không xác định rõ nguồn lây. Trong đó, một số địa phương có số bệnh nhân mắc tay chân miệng cao như TP. Buôn Ma Thuột, huyện Buôn Đôn, Cư M’gar, Krông Pắk, Buôn Hồ…
Bác sĩ Lê Phúc, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk cho biết: Qua theo dõi tình hình bệnh tay chân miệng trong những tháng gần đây, đặc biệt khi học sinh bắt đầu tựu trường trở lại, có thể thấy hiện nay bệnh tay chân miệng đang tăng và rất đáng lo ngại. Việc học sinh đi học trở lại sẽ không tránh khỏi sự lây lan bệnh trên diện rộng.
Ngành Y tế đã và đang đẩy mạnh khuyến cáo với phía nhà trường cũng như các phụ huynh tăng cường vệ sinh lớp học, vệ sinh ăn uống, ăn chín uống chín, giữ vệ sinh cá nhân, nơi sinh hoạt, khu vui chơi của trẻ bằng các hóa chất theo hướng dẫn để hạn chế mầm bệnh.
Tại Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên, những ngày gần đây, số lượng bệnh nhi mắc tay chân miệng nhập viện điều trị gia tăng rất nhiều, trong đó có rất nhiều trường hợp trẻ bị tay chân miệng ở tình trạng nặng, sốc.
Theo TS.BS Nguyễn Thị Thúy Minh, Trưởng Khoa Nhi tổng hợp, khoảng thời gian này là một trong những đợt cao điểm của bệnh tay chân miệng do mùa tựu trường làm gia tăng tiếp xúc giữa các trẻ với nhau. Bệnh viện đều gặp các trường hợp trẻ mắc tay chân miệng vào viện với tất cả các phân độ, thậm chí có những trẻ rất nặng.
Trẻ mắc bệnh tay, chân, miệng thường có các triệu chứng điển hình như nốt hồng ban bóng nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, trong miệng (gây vết loét miệng), đầu gối, mông kèm theo triệu chứng sốt nhẹ, nôn ói và tiêu chảy...
Đến nay, bệnh tay chân miệng vẫn chưa có thuốc đặc hiệu điều trị và chưa có vaccine phòng bệnh. Khi trẻ mắc bệnh, chủ yếu được điều trị triệu chứng như: hạ sốt, giảm đau do các vết loét gây nên và các biến chứng nếu có. Bệnh sẽ tự khỏi sau vài ngày, tuy nhiên, nếu nguyên nhân gây bệnh là do virus EV71, thì có thể dẫn đến tử vong do biến chứng viêm não, màng não, viêm cơ tim, phù phổi… khi không phát hiện và xử trí kịp thời.
Theo khuyến cáo của ngành Y tế, để chủ động phòng, chống bệnh tay chân miệng, giảm đến mức thấp nhất số trường hợp mắc, tử vong, không để dịch bùng phát, người dân và cộng đồng cần thực hiện các biện pháp như:
Rửa tay với xà phòng thường xuyên cho cả trẻ em và người lớn, đặc biệt trước khi người lớn tiếp xúc, chăm sóc trẻ.
Thực hiện tốt vệ sinh ăn uống: ăn chín, uống chín; đảm bảo sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày; không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử trùng.
Thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, tay nắm cửa, mặt bàn, ghế, sàn nhà… bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.
Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.
Phụ huynh có con mắc tay chân miệng nên cho bé nghỉ học ít nhất 10 ngày để ngăn ngừa lây bệnh cho trẻ khác.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
VTV.vn - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Nai vừa có văn bản gửi các đơn vị trong ngành Y tế về việc tăng cường giám sát sốt rét trong dịp Tết Nguyên đán 2025.
VTV.vn - Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên khuyến cáo người dân thường xuyên cập nhật thông tin chính thức từ Bộ Y tế, từ Cục Y tế dự phòng để tránh hoang mang.
VTV.vn - Theo thống kê của Khoa Tiết niệu, Bệnh viện Nhi Thanh Hóa, từ ngày 1/1/2024 đến ngày 1/1/2025, khoa đã thực hiện phẫu thuật cho 92 ca xoắn tinh hoàn.
VTV.vn - Thông tin từ CDC Đồng Nai, năm 2024 tỉnh Đồng Nai đã phát hiện 457 ca nhiễm HIV mới, lũy tích đến nay đã có 6.698 ca nhiễm.
VTV.vn - Năm 2025, Hải Dương phấn đấu có 13 bác sĩ trên 1 vạn dân. Đây là 1 trong 15 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội quan trọng được tỉnh đặt ra.
VTV.vn - Khoa Nhi, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương đang điều trị cho nhiều bệnh nhân mắc bệnh sởi, trong đó phần lớn là trẻ dưới 1 tuổi.
VTV.vn - Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm gây dịch lây truyền theo đường hô hấp, do virus sởi gây ra, nếu không được điều trị kịp thời, bệnh gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
VTV.vn - Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP Hồ Chí Minh) vừa lấy dị vật để quên khoảng 03 năm trong âm đạo của bệnh nhi B.C. (sinh năm 2016, ngụ tỉnh Đắk Lắk).
VTV.vn - Cứ tới thời điểm cận Tết, lại xảy ra rất nhiều vụ tai nạn pháo nổ, trong đó nạn nhân đa phần là học sinh còn nhỏ tuổi, thanh, thiếu niên có tính tò mò đã tự chế tạo pháo.
VTV.vn - Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An vừa tiếp nhận và điều trị thành công cho bé gái L.N.A.N (2 tháng tuổi, trú tại Quỳ Hợp, Nghệ An) bị nhiễm khuẩn rất nặng do nhiễm tụ cầu vàng.
VTV.vn - Human metapneumovirus không phải là virus mới, từng được phát hiện là một trong những tác nhân gây viêm hô hấp ở trẻ em tại TP Hồ Chí Minh trong các năm 2023 và 2024.
VTV.vn - Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có công văn gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về thuốc giả Theophylline 200mg.
VTV.vn - Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, diễn biến ô nhiễm không khí đã tăng dần, ảnh hưởng đến sức khoẻ con người và các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội.
VTV.vn - Gần đây, trên thị trường xuất hiện phương pháp nuôi con thông minh độc đáo, với DHA thực vật từ tảo biển, giúp trẻ phát triển trí não mạnh mẽ và khả năng tư duy vượt trội.
VTV.vn - Trải qua 2 lần phẫu thuật u giáp nhưng khối u vẫn tái phát, người phụ nữ 35 tuổi quyết định thử các cách chữa dân gian như đắp lá và uống thuốc nam.