Theo chia sẻ của TS.BS Lê Mạnh Sơn, Trưởng Khoa Phẫu thuật Chấn thương Chung, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, hoại tử chỏm xương đùi do thiếu máu nuôi thường gặp ở lứa tuổi từ 20 - 50, nam giới chiếm tỷ lệ cao hơn nữ giới. Bệnh thường gặp ở những người có vấn đề về sức khỏe hoặc bị chấn thương. Bệnh này không do vi khuẩn nên gọi là hoại tử vô khuẩn hoặc hoại tử xương.
Đảm nhiệm cấp máu nuôi cho chỏm xương đùi gồm 3 động mạch: động mạch mũ đùi trong, động mạch mũ đùi ngoài và động mạch dây chằng tròn. Các nguyên nhân có thể gây nên bệnh lý này bao gồm:
- Do chấn thương: Trật khớp háng, gãy cổ xương đùi.
- Không do chấn thương: Sử dụng kéo dài steroid (thường xuất hiện bệnh lý trên cả 2 chỏm xương đùi). Sử dụng nhiều rượu bia, hút thuốc lá, chất kích thích khác… Bệnh lý hệ thống, tự miễn, các bệnh lý viêm mãn tính (hẹp - tắc mạch máu, cục máu đông, Lupus, Gaucher…). Một số nghề nghiệp làm việc trong môi trường áp suất rối loại như: thợ lặn, thợ mỏ (dưới độ sâu 30m). Một số liệu pháp điều trị như tia xạ điều trị ung thư…
Với bệnh này, ở giai đoạn sớm sẽ không có triệu chứng hoặc xuất hiện không rõ ràng, vận động khớp háng bình thường. Ở giai đoạn tiến triển, bệnh nhân tới khám vì đau vùng khớp háng, vùng hông, đôi khi ở mông hoặc dưới gối. Lúc đầu đau khi dồn trọng lượng lên chân bệnh, sau đau thường xuyên. Cảm giác đau tăng dần, đau dai dẳng, đau tăng khi đứng lâu hoặc đi lại đặc biệt là những cử động khép - xoay khớp háng. Khi cấu trúc xương và sụn khớp bị vỡ sập xuống thì bệnh nhân sẽ rất đau và không thể vận động khớp háng được. Thời gian từ khi có triệu chứng đến khi xương vỡ sập chỏm xương đùi khoảng từ vài tháng đến hơn một năm. Bệnh có thể xuất hiện ở cả 2 bên chỏm.
Để điều trị bệnh, các bác sĩ sẽ dựa trên phân loại tổn thương. Mục đích điều trị bệnh hoại tử chỏm xương đùi là phục hồi chức năng khớp háng, ngăn chặn sự phá hủy xương và hết đau. Phương pháp điều trị phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: tuổi, giai đoạn bệnh, vị trí và số lượng xương bị tổn thương, nguyên nhân…
Điều trị bảo tồn: Có nhiều phương pháp từ không phẫu thuật (nội khoa) đến phẫu thuật. Chỉ định cho các trường hợp chưa có vỡ sập chỏm xương đùi trên chẩn đoán hình ảnh.
Điều trị nội khoa với các trường hợp chưa có triệu chứng lâm sàng, tổn thương xương nhỏ hoặc những bệnh nhân không thể phẫu thuật. Các bước điều trị nội bao gồm: Giảm chịu lực (đi nạng). Loại bỏ sớm các yếu tố nguy cơ như: sử dụng kéo dài thuốc steroid, hạn chế tối đa sử dụng rượu bia và chất kích thích… Kết hợp thuốc giảm đau chống viêm, vật lý trị liệu, Biphosphonate, tùy theo bệnh lý nền của người bệnh mà dùng thuốc chống đông, giãn mạch, hạ mỡ máu… Khám các yếu tố bệnh hệ thống, tự miễn, nội tiết… Nếu điều trị nội mà các dấu hiệu lâm sàng và X quang vẫn tiến triển thì phải chuyển sang phẫu thuật.
Các phẫu thuật bảo tồn khớp háng bao gồm:
- Khoan giảm áp trong lòng chỏm xương đùi, đồng thời giúp tái tạo mạch máu mới: chỉ định trong những trường hợp sớm, không có triệu chứng hoặc có triệu chứng nhưng tổn thương xương nhỏ. Tốt nhất là các tổn thương giai đoạn I và II của Ficat mà xơ cứng xương. Tuy nhiên, kết quả không tốt ở những trường hợp tổn thương xương dạng nang.
- Ghép xương cứng không có mạch nuôi hoặc có mạch nuôi: Chỉ định tương tự như phẫu thuật khoan giảm áp và áp dụng cho những người tuổi dưới 40. Tuy nhiên, kết quả không tốt cho những trường hợp tổn thương xương lớn hơn (trên 30% chỏm xương đùi).
- Cắt xương chỉnh trục vùng mấu chuyển xương đùi - chuyển vị trí chịu trọng lực lên vùng xương lành của chỏm xương đùi. Chỉ định với các tổn thương nhỏ, người trẻ hơn 40 tuổi.
Phẫu thuật thay khớp háng: Chỉ định cho những trường hợp tổn thương vỡ sập chỏm xương đùi có hoặc không có tổn thương của ổ cối hoặc không đáp ứng được các điều trị khác.
- Thay bề mặt chỏm xương đùi và thay khớp háng bán phần. Tuy nhiên, phương pháp này hiện nay ít dùng do thời gian sử dụng ngắn, nhanh phải thay lại.
- Thay khớp háng toàn bộ: Chỉ định cho các trường hợp lớn tuổi (trên 50) hoặc bất kỳ lứa tuổi nào mà có tổn thương ổ cối hoặc thoái hóa khớp háng.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
VTV.vn - Ngày 5/1, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) có thông tin về các trường hợp mắc bệnh do virus gây viêm phổi trên người human metapneumovirus (HMPV) tại Trung Quốc.
VTV.vn - Tính đến hết tháng 11 năm 2024, toàn tỉnh Hải Dương có 15.027 người nghi lao được xét nghiệm đờm soi trực tiếp, phát hiện 1.046 bệnh nhân lao các thể.
VTV.vn - Thời gian gần đây, Khoa Nội nhi Tổng hợp - Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An đã khám và điều trị nhiều trường hợp bệnh nhi bị bệnh viêm mao mạch dị ứng (Schonlein Henoch).
VTV.vn - Đó là cơ sở gắn biển hiệu "Đông Y Hồng Lý" tại địa chỉ số 517 Bình Thành, Khu phố 2, phường Bình Hưng Hòa B, quận Bình Tân.
VTV.vn - Dịp cận Tết Nguyên đán là thời điểm các dịch bệnh dễ bùng phát, đặc biệt là các bệnh truyền nhiễm như cúm mùa.
VTV.vn - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP Hồ Chí Minh) vừa tiếp nhận bé trai 4 tuổi, trú tại tỉnh Bình Phước, đến khám và nhập viện vì tình trạng táo bón kéo dài.
VTV.vn - Tim, gan, giác mạc và thận được hiến từ người phụ nữ 63 tuổi chết não đã được lấy và ghép cho các người bệnh tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 và Bệnh viện Chợ Rẫy.
VTV.vn - Tại tỉnh Khánh Hòa, trong vòng chưa tới 1 tháng, có 3 trường hợp bị thương nặng do tự chế pháo nổ phải vào bệnh viện điều trị.
VTV.vn - Tất cả 4 nạn nhân nặng vụ phóng hoả tại quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng đã tự thở tốt và đang trong quá trình hồi phục.
VTV.vn - Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHYT năm 2024.
VTV.vn - Nghĩ rằng mật cá trắm có công dụng tốt cho sức khỏe, 2 người đàn ông khi mua cá trắm từ chợ về làm thịt đã lấy mật cá trắm uống.
VTV.vn - Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có văn bản cảnh báo người dân không mua bán, sử dụng 2 loại thuốc giả là Clorocid TW3 và Tetracyclin TW3.
VTV.vn - Theo báo cáo của CDC Đồng Nai, tình hình dịch sởi trên địa bàn còn diễn biến phức tạp, đến ngày 30/12, toàn tỉnh ghi nhận hơn 7.000 ca mắc, trong đó có 3 ca tử vong.
VTV.vn - Tai nạn xảy ra khi người đàn ông này điều khiển xe cuốc rẫy và va chạm với tổ ong vò vẽ, khiến đàn ong bay vào đốt ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể.
VTV.vn - Sở Y tế Hà Nội vừa ban hành công văn gửi các đơn vị trực thuộc về việc đảm bảo công tác y tế trong dịp nghỉ Tết Dương lịch 2025 và Tết Nguyên đán Ất Tỵ.