Tính từ tháng 5 đến nay, Khoa Hồi sức tích cực Nhi - Bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh tiếp nhận 6 ca tai nạn đuối nước, đa phần là trẻ nam, độ tuổi từ 8 đến 13 tuổi. Các bệnh nhi vào viện trong tình trạng rất nặng, phần lớn đều đã bị ngừng tim trước đó.
Theo các bác sĩ, công tác sơ cấp cứu ngừng tim tại chỗ đa phần được thực hiện không đúng cách, như: dốc ngược nạn nhân chạy vòng quanh, không tiến hành cấp cứu tại chỗ mà đưa bệnh nhân đến trạm y tế hoặc bệnh viện. Việc này vô tình làm mất đi thời gian vàng để cứu nạn nhân. Thực trạng trên dấy lên nỗi lo về sự an toàn đối với trẻ em, nhất là vào thời điểm các em bắt đầu bước vào kỳ nghỉ hè và mùa mưa bão đang đến.
Đuối nước là một dạng của ngạt do nước bị hít vào phổi hoặc tắc đường thở do co thắt thanh quản khi nạn nhân ở trong nước. Ngạt nước khiến nạn nhân bị ngừng thở, tim đập chậm lại theo phản xạ dẫn tới thiếu oxy máu.
Theo y văn, khi thiếu oxy trên 5 phút thì các các tế bào não tổn thương không hồi phục, nếu thiếu oxy não trên 10 phút thì nguy cơ tử vong cao. Vì vậy, việc cấp cứu tại chỗ ngay khi trẻ được vớt lên đặc biệt quan trọng. Nếu không được sơ cứu tại chỗ đúng cách, trẻ có nguy cơ tử vong hoặc để lại di chứng nặng nề.
Trẻ bị đuối nước sau khi được đưa lên bờ, trẻ có thể trong tình trạng tỉnh hoặc bất tỉnh, cần tiến hành cấp cứu tại chỗ ngay lập tức:
Đặt trẻ nằm ngửa trên sàn phẳng trong tư thế đầu bằng hoặc thấp.
Nếu trẻ bất tỉnh, cần tiến hành hồi sức tim phổi ngay lập tức.
Quan sát lồng ngực của trẻ không còn di động cần thực hiện hô hấp nhân tạo bằng cách hà hơi thổi ngạt liên tục 2 lần.
Trước đó, cần đảm bảo lấy sạch đờm dãi và các dị vật ở miệng và mũi. Khi thực hiện, người cứu hộ cần hết sức bình tĩnh, không làm tổn thương thêm đường hô hấp của trẻ.
Ngay sau khi hô hấp nhân tạo cần kiểm tra mạch đập của trẻ tại một trong các vị trí như mạch quay ở cổ tay, mạch cảnh ở cổ và mạch bẹn hoặc sờ vào lồng ngực trái để cảm nhận xem tim còn đập không. Khi không bắt được mạch hoặc thấy tim ngừng đập cần tiến hành ép tim ngoài lồng ngực kèm theo hô hấp nhân tạo.
Hai bàn tay chồng lên nhau và đặt giữa ngực trẻ, ấn mạnh xuống khoảng 2 - 3 cm với nhịp điệu 2 lần/giây.
Trong trường hợp trẻ còn tỉnh táo, cần cho trẻ nằm nghiêng đầu sang một bên, trẻ có thể tự thở trở lại.
Cởi bỏ quần áo bị ướt và giữ ấm cho trẻ bằng chăn mền hoặc vải, áo quần khô. Hạ thân nhiệt cũng là một trong những nguyên nhân gây nguy hiểm đến tính mạng, đặc biệt đối với nhóm trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh.
Phương án tốt nhất là gọi điện thoại cho trung tâm vận chuyển cấp cứu 115 để được nhân viên y tế tư vấn sơ cấp cứu đuối nước đúng cách trong thời gian chờ xe cấp cứu và nhân viên y tế tới hiện trường.
Để phòng tránh đuối nước, các bác sĩ khuyến cáo: Mùa hè đến trẻ được nghỉ hè ở nhà, các bậc phụ huynh nên có phương án quản lý trẻ, không để các em tự ý đi tắm sông hồ mà không có sự kiểm soát của người lớn. Cha mẹ nên cho trẻ học bơi.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
VTV.vn - Đã có nhiều trường hợp trẻ bị tai nạn thương tích vì gặp những tai nạn ngoài ý muốn khi chơi tại sân chơi hoặc các khu vực vui chơi.
VTV.vn - Thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Đồng Nai, trên địa bàn tỉnh vừa ghi nhận 1 ca tử vong do sởi, bệnh nhân có nhiều bệnh nền.
VTV.vn - Trong những ngày mùa Đông, việc bồi dưỡng cơ thể bằng chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể, nâng cao khả năng miễn dịch là điều vô cùng quan trọng.
VTV.vn - Khối u tuyến tùng lớn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiều chức năng quan trọng của não, khiến bệnh nhi bị hôn mê sâu đã 10 ngày, chỉ nằm trên cáng khi chuyển viện.
VTV.vn - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 vừa can thiệp mạch chi dưới thành công trường hợp bệnh nhân nữ 87 tuổi vì đau liên tục cẳng bàn chân phải.
VTV.vn - Ngày 27/12, Sở Y tế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết đã có kết luận các trường hợp ngộ độc rượu tại quán bánh canh cá lóc K.Q.T. (Phường 11, TP Vũng Tàu) xảy ra ngày 21/12.
VTV.vn - Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa có công văn về việc tăng cường công tác bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm đối với các sản phẩm rượu.
VTV.vn - Các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP Hồ Chí Minh) vừa cứu sống trường hợp bệnh nhi 18 tháng tuổi, hóc dị vật đường thở là hạt lạc.
VTV.vn - Nhóm trẻ từ 6 đến dưới 9 tháng tuổi có tỷ lệ mắc sởi cao cao thứ hai, sau nhóm trẻ từ 1-5 tuổi, Sở Y tế Hà Nội đã có kiến nghị tiêm vaccine sởi cho nhóm trẻ này.
VTV.vn - Biến chứng võng mạc đái tháo đường là một trong những biến chứng của bệnh tiểu đường, nguyên nhân hàng đầu gây giảm thị lực, mù loà ở Việt Nam và trên thế giới.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ngãi vừa gắp dị vật trong phế quản cho một bệnh nhân nam 56 tuổi, sau một thời gian dài điều trị viêm phổi mà không cải thiện.
VTV.vn - Đi khám vì đau tức vùng thắt lưng, người đàn ông được các bác sĩ phát hiện có khối u ở sau phúc mạc.
VTV.vn - Khi trẻ bị tiêu chảy cấp, việc sử dụng Oresol không đúng cách có thể gây tác dụng phụ và làm trầm trọng thêm tình trạng của trẻ.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cao Bằng tiếp nhận 2 bệnh nhân có hành vi tự gây thương tích trong tình trạng nặng nề: 1 bệnh nhân tự đâm vào vùng bụng, đầu; 1 bệnh nhân tự cắt cổ.
VTV.vn - Khi các bệnh viện tuyến đầu đang trong tình trạng quá tải thì Y tế dự phòng đang trở thành mối quan tâm lớn trong xã hội và thị trường ngành sức khỏe