Mới đây, trường hợp bệnh nhi 13 tuổi đến khám và điều trị áp xe gan tại Bệnh viện Bạch Mai với kết quả đi kèm là đường huyết trong máu rất cao.
Tại Khoa Nhi, qua thăm khám và các xét nghiệm khác, bệnh nhi được chẩn đoán đái tháo đường type 2. Qua khai thác tiền sử, trong gia đình có bà, mẹ và nhiều người thân khác của bệnh nhi cũng bị đái tháo đường.
TS.BS Nguyễn Quang Bảy, Trưởng khoa Nội tiết - Đái tháo đường, Bệnh viện Bạch Mai cho biết: đối với các trường hợp trẻ mắc bệnh đái tháo đường thì tình trạng béo phì, kết hợp với một số yếu tố di truyền hoặc ngoại cảnh như stress, thức ăn có nhiều chất oxy hóa, chất bảo quản, chất độc sẽ dẫn tới đái tháo đường type 2. Những trẻ này sẽ có biểu hiện điển hình là tăng đường huyết kèm theo nhiều biến chứng khác về tim mạch, gan và thận.
Bên cạnh đó, một số trường hợp trẻ mắc bệnh đái tháo đường do có lối sống sinh hoạt và ăn uống thiếu khoa học khi hàng ngày dành quá nhiều thời gian ngồi xem tivi, điện thoại, máy tính…
Theo TS.BS Nguyễn Quang Bảy, đối với những trẻ em trong độ tuổi 14,15 tuổi đang thừa cân béo phì, một đặc điểm cần lưu ý nhất đó là ở trẻ xuất hiện những gai đen vùng da gáy hay ở nách thì cần được theo dõi nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường.
"Dấu hiệu gai đen vùng da gáy hay nách (da có sẩn, chuyển màu) có liên quan đến tình trạng kháng insulin ở trẻ. Trẻ ở tình trạng này là khi insulin bị giảm tác dụng trong điều chỉnh đường huyết. Vì giảm tác dụng nên cơ thể phải bù trừ tăng tiết insulin để bù đắp cho hoạt động, lấy số lượng thay cho chất lượng. Do nồng độ insulin quá cao nên ảnh hưởng đến sắc tố da" - TS.BS Nguyễn Quang Bảy giải thích.
Theo TS.BS Nguyễn Quang Bảy, trẻ hóa đái tháo đường đang là vấn đề đáng lo ngại cho gia đình và xã hội. Việc điều trị nhóm này khó khăn hơn vì các thuốc uống hạ đường huyết thường ít được nghiên cứu ở trẻ em. Đa phần các thuốc được nghiên cứu ở người từ 18 tuổi, ở độ tuổi dưới 18 tuổi có rất ít bằng chứng. Vì vậy, việc dùng thuốc điều trị cho nhóm tuổi này phải cẩn trọng.
Thêm vào đó, khi mắc đái tháo đường ở tuổi còn nhỏ, trẻ thường tuân thủ điều trị kém, duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt không thể giống như người lớn. Thông thường, người mắc đái tháo đường type 2 ngoài dùng thuốc còn phải tuân theo một chế độ ăn kiêng cực kỳ nghiêm ngặt. Nhưng với trẻ, nhất là những trẻ đang độ tuổi phát triển, không thể bắt trẻ kiêng khem quá mức, tạo thói quen ý thức về bệnh cho trẻ là rất khó.
TS.BS Nguyễn Quang Bảy cho hay: Khoa từng tiếp nhận một bệnh nhi 16 tuổi, cao 1m83, nặng 88 kg, vào viện vì đường máu quá cao. Sau khi được điều trị, ổn định, bệnh nhi được cho ra viện. Tuy nhiên, chỉ một thời gian sau, bệnh nhi lại phải vào viện kiểm tra vì đường huyết cao, cân nặng tiếp tục tăng.
Theo gia đình bệnh nhi, sau ra viện, cháu đi học lại, ăn cơm theo chế độ của gia đình nấu và mang theo đi học ăn trưa tại trường. Nhưng do cháu chơi bóng rổ hàng ngày 1 - 2 tiếng, sau tập thể thao cháu sẽ đói lại tự ăn nên gia đình khó kiểm soát.
Các nghiên cứu gần đây cho thấy: Đái tháo đường ở người trẻ biến chứng sẽ tiến triển nặng hơn, thời gian dẫn đến biến chứng sớm hơn và tỷ lệ có biến chứng nhiều hơn so với đái tháo đường ở người lớn tuổi. Trong đó, hạ đường huyết là vấn đề ảnh hưởng rất lớn tới trẻ. Do não trẻ em cần được cung cấp đường hằng định, nên khi hạ đường huyết sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến não, làm giảm sự phát triển của não.
Do đó, để phòng tránh đái tháo đường cho con trẻ, bố mẹ cần kiểm soát chế độ ăn và cân nặng cho trẻ. Liên đoàn Đái tháo đường thế giới cho biết: 50% bệnh nhân đái tháo đường và 90% bệnh nhân đái tháo đường type 2 có thể phòng ngừa được bằng cách thay đổi lối sống, tăng cường vận động, kiểm soát cân nặng và chế độ ăn.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
VTV.vn - Hiện nay, trẻ đi học thường hay gặp một số các bệnh về mắt như: viêm kết mạc (đau mắt đỏ), viêm nhiễm mi mắt, tật khúc xạ.
VTV.vn - Dịp cận Tết Nguyên đán là thời điểm các dịch bệnh dễ bùng phát, đặc biệt là các bệnh truyền nhiễm như cúm mùa.
VTV.vn - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP Hồ Chí Minh) vừa tiếp nhận bé trai 4 tuổi, trú tại tỉnh Bình Phước, đến khám và nhập viện vì tình trạng táo bón kéo dài.
VTV.vn - Tim, gan, giác mạc và thận được hiến từ người phụ nữ 63 tuổi chết não đã được lấy và ghép cho các người bệnh tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 và Bệnh viện Chợ Rẫy.
VTV.vn - Tại tỉnh Khánh Hòa, trong vòng chưa tới 1 tháng, có 3 trường hợp bị thương nặng do tự chế pháo nổ phải vào bệnh viện điều trị.
VTV.vn - Tất cả 4 nạn nhân nặng vụ phóng hoả tại quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng đã tự thở tốt và đang trong quá trình hồi phục.
VTV.vn - Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHYT năm 2024.
VTV.vn - Nghĩ rằng mật cá trắm có công dụng tốt cho sức khỏe, 2 người đàn ông khi mua cá trắm từ chợ về làm thịt đã lấy mật cá trắm uống.
VTV.vn - Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có văn bản cảnh báo người dân không mua bán, sử dụng 2 loại thuốc giả là Clorocid TW3 và Tetracyclin TW3.
VTV.vn - Theo báo cáo của CDC Đồng Nai, tình hình dịch sởi trên địa bàn còn diễn biến phức tạp, đến ngày 30/12, toàn tỉnh ghi nhận hơn 7.000 ca mắc, trong đó có 3 ca tử vong.
VTV.vn - Tai nạn xảy ra khi người đàn ông này điều khiển xe cuốc rẫy và va chạm với tổ ong vò vẽ, khiến đàn ong bay vào đốt ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể.
VTV.vn - Sở Y tế Hà Nội vừa ban hành công văn gửi các đơn vị trực thuộc về việc đảm bảo công tác y tế trong dịp nghỉ Tết Dương lịch 2025 và Tết Nguyên đán Ất Tỵ.
VTV.vn - Trái tim, lá gan, 2 quả thận được hiến của người phụ nữ đã được các bác sĩ tiến hành ghép cho 4 người bệnh.
VTV.vn - Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận một trường hợp bệnh nhân nặng với nhiều biến chứng nguy hiểm do tự ý điều trị bệnh gout tại nhà.
VTV.vn - Vàng da bệnh lý không được điều trị kịp thời có thể gây biến chứng nghiêm trọng đến hệ thần kinh của trẻ, thậm chí đe dọa tử vong.