Theo Chuyên viên tâm lý Mai Thị Nguyệt, Khoa Tâm lý, Bệnh viện Nhi đồng 2, trẻ em bị cuốn hút rất mạnh vào các trò chơi và sự hấp dẫn của các thiết bị điện tử với đủ các chương trình giải trí tràn lan trên mạng xã hội. Mặt tích cực cũng có và mặt tiêu cực cũng nhiều.
Cuộc sống bận rộn của các bậc mẹ cộng với điều kiện kinh tế phát triển, đã vô tình tạo nên "mối quan hệ" giữa trẻ em và các thiết bị di động. Sự tiếp tay này khiến các em ngày càng say mê và có thể nói là "nghiện" các thiết bị di động. Thậm chí, dẫn đến "nghiện" game và nó gần như món ăn tinh thần không thể thiếu hàng ngày, nhất là khi thời gian giành cho những sân chơi bổ ích ngày càng bị hạn chế với các em.
Dấu hiệu để nhận biết trẻ nghiện game, internet và mạng xã hội?
- Trẻ luôn nghĩ về game, internet, mạng xã hội, lúc nào cũng tìm tòi để chơi và sử dụng.
- Cảm thấy bồn chồn, ủ rũ, khó chịu hoặc dễ bị kích thích khi giảm thời gian, không được chơi hay không được sử dụng.
- Sa sút học tập, giảm chất lượng cuộc sống, mất dần các mối quan hệ ý nghĩa do dành nhiều thời gian cho game, internet và mạng xã hội (không quan tâm đến người xung quanh, thu hẹp giao tiếp với mọi người)
- Chơi game, sử dụng internet hoặc mạng xã hội quá 6 giờ/ ngày (nghiện).
Thế giới ảo rất có thể dần thay thế cuộc sống thật và gây ra các vấn đề về sức khỏe, học tập cũng như các vấn đề về trạng thái như căng thẳng, trầm cảm, lo âu hay rối loạn giấc ngủ.
Nguyên nhân
- Phụ huynh bận rộn, ít quan tâm, chia sẻ, ít dành thời gian cùng tạo ra những sân chơi bổ ích để giúp giải tỏa những căng thẳng nội tâm của trẻ.
- Do thiếu vắng sự yêu thương chăm sóc của cha hoặc mẹ (ví dụ: gia đình ly tán gây rối nhiễu về mặt tâm lý của trẻ dẫn đến việc tìm kiếm các thiết bị điện tử để giải tỏa tâm lý, áp lực cuộc sống…)
- Do thiếu vắng những thú vị trong cuộc sống thường nhật, gặp các rối loạn khó khăn trong học tập hay mối quan hệ với mọi người xung quanh.
- Để trốn tránh đối diện với những vấn đề sức khỏe, thể chất và tâm lý như: lo âu, trầm cảm…
- Do sự hấp dẫn của game, internet và mạng xã hội có nhiều yếu tố khiến trẻ dễ bị hấp dẫn như: thích sắm vai, tính mạo hiểm, ganh đua, chiến thắng và phần thưởng…
Ngoài ra, game, internet, mạng xã hội còn giúp người sử dụng ẩn danh thoải mái tán gẫu, kết bạn, hẹn hò, bày tỏ những suy nghĩ, quan điểm cá nhân hay tạo dựng hình ảnh cá nhân theo cách mình mong muốn.
Giải pháp để hạn chế sử dụng thiết bị di động
Thông điệp dành cho cha mẹ và gia đình:
- Cha mẹ cần là một tấm gương trong việc sử dụng và kiểm soát việc sử dụng các thiết bị di động để chơi game, internet và mạng xã hội, bởi vì mọi thái độ và hành động của các bậc phụ huynh luôn là bài học thực tiễn sâu sắc để các con noi theo và học tập mỗi ngày.
- Cha mẹ cần dành thời gian tìm hiểu, cùng sử dụng, đặc biệt là hướng dẫn con sử dụng và phòng ngừa tác động xấu từ game, internet, và mạng xã hội.
- Cha mẹ cần dành thời gian quan tâm, nhắc nhở, và xây dựng mối quan hệ thân thiết với trẻ, để sớm phát hiện những vấn đề khó khăn, căng thẳng, rối nhiễu tâm lý để hỗ trợ giải tỏa kịp thời.
Đối với trẻ em, khi trẻ có dấu hiệu mê say hoặc nghiện game, internet và mạng xã hội:
Cha mẹ phải gần gũi và lên kế hoạch xây dựng, cách thức kiểm soát mức độ sử dụng các thiết bị điện tử và cùng trẻ thống nhất thực hiện thông qua những cam kết:
- Ngắt kết nối mạng khi không thực sự cần thiết.
- Dùng phần mềm quản lý tự ngắt máy tính, điện thoại.
- Cùng lập thời gian biểu và cho trẻ tham gia các hoạt động bổ ích như giải trí, thể thao, hoạt động sở thích, hoạt động tập thể ngoài trời và luôn có sự hỗ trợ để trẻ thực hiện đảm bảo thành công thời gian đầu. Luôn khuyến khích, động viên kịp thời để trẻ có hứng thú tham gia tích cực.
Cho trẻ đi can thiệp một số chuyên gia có chuyên môn như tâm lý học đường, chuyên gia tâm lý lâm sàng, chuyên gia tham vấn tâm lý (khi cần).
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
VTV.vn - Nếu trẻ mắc vàng da bệnh lý và không được điều trị kịp thời có thể gây biến chứng nghiêm trọng đến hệ thần kinh của trẻ, thậm chí đe dọa tử vong.
VTV.vn - Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cao Bằng vừa tiếp nhận điều trị bệnh nhân nữ 69 tuổi, được chẩn đoán xuất huyết não trên bệnh nhân tăng huyết áp, đái tháo đường.
VTV.vn - Bệnh nhân nữ 67 tuổi, vào viện cấp cứu trong tình trạng hôn mê, tím tái toàn thân, mạch không bắt được, huyết áp không có, ngừng hô hấp, ngừng tuần hoàn.
VTV.vn - Ngày 28/12 vừa qua, Hadoo tổ chức sự kiện ra mắt khóa học Huấn luyện viên Sức khỏe Chủ động.
VTV.vn - Sâu răng là vấn đề thường gặp ở răng sữa, ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của bé. Nhiều mẹ chưa hiểu đúng nguyên nhân và cách bảo vệ răng sữa cho con.
VTV.vn - Một bệnh nhân 18 tuổi, vừa đến khám tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cao Bằng sau khi xuất hiện mất ngủ nhiều, mệt mỏi, buồn chán...
VTV.vn - Sở Y tế Hà Nội vừa ban hành thông báo về danh sách các cơ sơ bán lẻ thuốc trực bán thuốc trong dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.
VTV.vn - Bệnh viện Trung ương Huế vừa tổ chức ra viện cho bệnh nhi P.T.Q. (nam, 8 tuổi) bị ngộ độc Abamectin - một loại thuốc trừ sâu nguồn gốc vi khuẩn.
VTV.vn - Vào lúc 15h ngày 29/12, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kon Tum đã tiếp nhận khẩn cấp 3 nạn nhân bị đa chấn thương do một vụ nổ xảy ra tại xã Tân Lập, huyện Kon Rẫy.
VTV.vn - Các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP Hồ Chí Minh) vừa tiếp nhận điều trị trường hợp bệnh nhi 12 tuổi (Long An) bị sốt xuất huyết kèm thủng tá tràng.
VTV.vn - Đặt lịch khám trực tuyến – không còn quá xa lạ với người dùng tại các Thành phố lớn như Hồ Chí Minh, Hà Nội.
VTV.vn - Trong thời gian vừa qua, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An đã tiếp nhận một số trường hợp trẻ có tình trạng thích nhổ tóc, ăn tóc, gây nên tình trạng xấu cho hệ tiêu hóa.
VTV.vn - Imunol Syrup (TPBVSK Imunol Syrup) hỗ trợ tăng đề kháng cho trẻ nhỏ, nổi bật với bảng thành phần an toàn, hiệu quả và được nhiều phụ huynh tin tưởng lựa chọn.
VTV.vn - Xuất hiện sốt 5 ngày kèm đau khớp háng hai bên tăng dần, đến khám tại Bệnh viện Đa khoa Medlatec, bệnh nhân phát hiện mắc cùng lúc 3 bệnh lý nguy hiểm.
VTV.vn - Bệnh nhân bị suy hô hấp, tràn khí màng phổi, chấn thương ngực kín sau khi ngã không rõ tư thế vừa được Bệnh viện Đa khoa huyện Ba Vì (Hà Nội) điều trị thành công.