Cường giáp có phải bướu cổ?

P.V, icon
12:20 ngày 22/09/2019

VTV.vn - Cường giáp và bướu cổ đều có đặc điểm là tuyến giáp tăng lên về kích thước. Tuy nhiên khác nhau về chức năng nội tiết tuyến giáp.

Hình minh họa.

Theo các bác sĩ Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, bướu cổ hay còn gọi là bướu giáp là một bệnh lý phổ biến của tuyến giáp. Biểu hiện rất điển hình của bệnh là có khối lồi lên ở vùng cổ do sự tăng lên về kích thước của tuyến giáp. Bướu cổ được chia làm ba nhóm: bướu cổ lành tính, ung thư và rối loạn chức năng nội tiết tuyến giáp (cường giáp, suy giáp). Trong đó bướu cổ lành tính là hay gặp nhất, chiếm 80% các trường hợp.

Bướu cổ không ảnh hưởng đến chức năng tuyến giáp, còn cường giáp gây rối loạn chức năng tuyến giáp ảnh hưởng đến các cơ quan trên cơ thể.

Dấu hiệu và triệu chứng phổ biến của bệnh cường giáp bao gồm:

- Lo lắng và cáu kỉnh.

- Run rẩy của bàn tay hoặc ngón tay.

- Nhạy cảm với nhiệt và tăng tiết mồ hôi hoặc làm ấm da.

- Giảm cân bất thường.

- Thay đổi chu kỳ kinh nguyệt.

- Rối loạn cương dương hoặc giảm ham muốn.

- Mắt lồi (bệnh mắt của Graves).

- Mệt mỏi.

- Da dày, đỏ thường ở cẳng chân hoặc đỉnh bàn chân (Bệnh da liễu Graves).

- Nhịp tim nhanh hoặc không đều (đánh trống ngực).

Đối với bướu giáp: Bệnh nhân thường có tình trạng bình giáp, thường do thiếu i-ốt, có yếu tố dịch tễ làm ảnh hưởng đến sự phát triển - nhất là giảm trí thông minh ở trẻ em.

Đối với bướu giáp đơn đều: Người bệnh chỉ tình cờ thấy bướu lớn, hoặc do người khác phát hiện có một khối u ở giữa cổ, sờ có ranh giới rõ, không dính vào da, không đau, mềm hay chắc, di động theo nhịp nuốt lên xuống. Khi bướu to có thể gây chèn. Không có tiếng thổi tại đỉnh bướu.

Đối với bướu giáp nhiều nhân: gồm nhiều khối tròn đường kính từ 0,5 đến vài cm.

Với những người khi gặp phải các triệu chứng trên, cần đi khám các cơ sở chuyên khoa để được bác sĩ chẩn đoán phát hiện sớm bệnh và điều trị kịp thời.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục