
Theo chia sẻ của TS.BS Ngô Anh Vinh, Khoa Sức khỏe vị thành niên, khoa vừa tiếp nhận một bé gái 13 tuổi đã tự tử bằng cách uống thuốc trừ sâu. Theo gia đình kể lại, do bức xúc khi bị mẹ và chị gái đánh nên bé đã hành động dại dột như vậy.
Chuyện xảy ra trong đợt dịch COVID-19 vừa qua, bé theo học chương trình online của nhà trường nên thường xuyên ở nhà. Ngoài thời gian học, bé hay vào mạng xem phim ảnh và các trang mạng xã hội khác. Vì thế, mẹ bé lo lắng và yêu cầu phải thường xuyên mở cửa phòng để mọi người luôn giám sát được. Bé không hài lòng về điều này vì nghĩ mình đã lớn và cần có không gian riêng tư cho bản thân.
Bởi vậy, mỗi khi về nhà là bé đóng cửa lại, không thực hiện theo yêu cầu của mẹ. Điều này khiến mẹ bé bực mình vì nghĩ con mình đã không biết nghe lời nên đánh để "dạy dỗ". Thêm vào đó, chị gái cũng hùa theo mẹ và đánh em.
Bé cảm thấy vô cùng đau đớn về thể xác và tinh thần, cảm thấy rất tủi thân vì những người thân trong gia đình đã không chia sẻ, che chở mà còn hành hạ bé. Vì vậy, bé đã mua thuốc trừ sâu và uống để tự tử.
May mắn là bé được phát hiện sớm và đưa đến bệnh viện để cấp cứu kịp thời. Sau khi ổn định về chức năng sống, bé đã được chuyển đến Bệnh viện Nhi Trung ương.
Tại đây, các bác sĩ đánh giá bé có những tổn thương về tâm lý và cần phải điều trị hỗ trợ. Ngoài ra, các bác sĩ cùng với nhà tâm lý cũng đã gặp gia đình để trao đổi và hướng dẫn về việc giáo dục đối với trẻ.
Sau một thời gian trị liệu tâm lý, tinh trạng tinh thần của bé được cải thiện và được ra viện để tiếp tục học tập và hoà nhập với cộng đồng. Tuy nhiên, các bác sĩ cũng lo lắng về tương lai của bé vì khi về nhà nếu tình trạng bạo hành gia đình vẫn tiếp tiếp xảy ra thì việc trẻ chọn đến cái chết là điều khó tránh khỏi và hậu quả lần sau sẽ còn đau lòng hơn. Trong khi đó trên thực tế hiện nay, vai trò bảo vệ và chăm sóc trẻ em của gia đình, cộng đồng chưa thực sự được quan tâm đúng mức.
Trong những năm gần đây, tình trạng bạo lực trẻ em trong gia đình ngày một gia tăng cả về số lượng lẫn mức độ. Đây không còn là một vấn đề của riêng gia đình mà là của cả xã hội. Sự nhận thức về sự nghiêm trọng và hậu quả lâu dài của các hành vi bạo lực gia đình đối với trẻ em còn chưa được cảnh báo đúng mức.
Trẻ em đặc biệt là trẻ vị thành niên rất cần được chăm sóc, yêu thương và bảo vệ cả về thể chất lẫn tinh thần nhưng thực tế hiện nay nhiều trẻ vẫn còn chịu đựng về những bạo lực trong gia đình gây ra. Điều đáng buồn là nhiều trường hợp trẻ bị bạo lực do bậc phụ huynh, những người làm cha làm mẹ, những người ruột thịt trong gia đình. Bản thân cha mẹ, trong 1 số trường hợp, không biết rằng chính mình là người gây bạo lực với con của mình.
Hiện nay, một số bậc cha mẹ vẫn cho rằng việc đánh con được xem như một "hình thức giáo dục của gia đình". Chính việc nhận thức đó, đã dẫn đến nhiều trường hợp cha mẹ quá lạm dụng "roi vọt" trong việc dạy dỗ, vô tình họ đã biến con mình trở thành nạn nhân của bạo lực gia đình.
Những hành vi bạo lực gia đình sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến thể chất và tinh thần của trẻ đặc biệt là đối với trẻ vị thành niên. Vị thành niên là giai đoạn biến động lớn về tâm sinh lý nên trẻ cần được lắng nghe và chia sẻ nên những hành động bạo lực về thể chất và tinh thần đều có thể dẫn đến những tổn thương tâm lý lâu dài. Nghiêm trọng hơn, một số trẻ có những suy nghĩ bồng bột và có thể những hành vi nguy hiểm như bài học đau lòng trên.
Vì thế, cần có những biện pháp tuyên truyền, giáo dục giúp các bậc phụ huynh thay đổi các nhận thức và hành vi trong cách giáo dục con mình đặc biệt là ở lứa tuổi vị thành niên. Ngoài ra, mọi người dân cũng cần nâng cao nhận thức xã hội, cộng đồng về pháp luật cũng như quyền được bảo vệ của trẻ em..
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
VTV.vn - Khoa Hồi sức Nội - Chống độc, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 vừa cấp cứu thành công một bệnh nhân nam, 78 tuổi, nguy kịch do dị vật đường thở.
VTV.vn - Sáng 28/4, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức thông tin về tình hình sức khỏe các nạn nhân vụ lật xe khách tại Tam Đảo đang điều trị tại bệnh viện.
VTV.vn - Bé gái 5,5 tháng tuổi vào viện trong tình trạng nguy kịch do nhiễm virus RSV, biến chứng suy hô hấp, suy tim, suy thận cấp, với nguy cơ tử vong rất cao.
VTV.vn - Để tiếp tục thực hiện kế hoạch tiêm chủng phòng bệnh sởi theo chỉ đạo của Bộ Y tế, Sở Y tế Hà Nội vừa ban hành kế hoạch tổ chức chiến dịch tiêm vaccine sởi đợt 3 năm 2025.
VTV.vn - Trung tâm Y tế huyện Lâm Thao (Phú Thọ) vừa cấp cứu thành công người bệnh 94 tuổi, trong tình trạng suy hô hấp, suy tim cấp, viêm phổi nặng.
VTV.vn - Lý do thu hồi do mẫu kiểm nghiệm của sản phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng, vượt giới hạn cho phép về hàm lượng thủy ngân.
VTV.vn - Fucoidan xuất hiện tự nhiên trong thành tế bào của rong biển màu nâu và không phải tất cả Fucoidan đều giống nhau.
VTV.vn - Bệnh nhân N.T.N (26 tuổi, Nam Định) có khối u được phát hiện hoàn toàn tình cờ trong lần khám sức khỏe định kỳ, khi bệnh nhân không có bất kỳ triệu chứng bất thường nào.
VTV.vn - Sau gần nửa tháng chiến đấu giành giật sự sống, cháu N.V.T (7 tuổi, trú tại thị xã Hương Thủy, TP Huế) đã hồi phục ngoạn mục nhờ sự can thiệp kịp thời và kỹ thuật ECMO.
VTV.vn - Ngày 27/4, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) có công văn đề nghị rà soát, thu hồi sản phẩm mỳ chính giả của công ty TNHH Famimoto Việt Nam.
VTV.vn - Bệnh nhân nam, 41 tuổi, nhập viện trong tình trạng đau ngực dữ dội, xuất hiện đột ngột khi đang chơi bóng bàn.
VTV.vn - Phẫu thuật u xơ thần kinh từ 18 năm trước, cụ bà bỏ theo dõi khiến khối u tái phát, phát triển khổng lồ, biến dạng toàn bộ chân, mất chức năng vận động.
VTV.vn - Ngày 26/4, Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên cho biết vừa điều trị thành công cho một sản phụ bị sản giật nặng biến chứng suy đa cơ quan, nguy cơ tử vong cao.
VTV.vn - Virus hợp bào hô hấp (RSV) tuy không phải là loại virus mới, nhưng là nguyên nhân hàng đầu gây các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp ở trẻ nhỏ.
VTV.vn - 27 học sinh nhập viện sau bữa ăn tại Trường Tiểu học Nước Hai (Hòa An, Cao Bằng) đã được loại trừ ngộ độc thực phẩm.