
Kháng thuốc kháng sinh và tương lai 10 triệu ca tử vong mỗi năm
Kháng thuốc là mối đe dọa sức khỏe và sự phát triển trên toàn cầu. Đòi hỏi hành động đa ngành khẩn cấp để đạt được các Mục tiêu Phát triển Bền vững .
Kháng thuốc xảy ra khi vi khuẩn, virus, nấm và ký sinh trùng thay đổi theo thời gian và không còn đáp ứng với thuốc, khiến cho việc điều trị nhiễm trùng ngày càng trở nên khó khăn hoặc không thể điều trị được. Trên thế giới đã xuất hiện các vi khuẩn kháng với hầu hết kháng sinh, còn gọi là vi khuẩn siêu kháng thuốc.
Một bệnh nhân nhiễm vi khuẩn đa kháng thuốc điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Bãi Cháy (Quảng Ninh).
Lạm dụng và sử dụng không hợp lý thuốc kháng vi sinh vật ở người, động vật và thực vật là nguyên nhân chính dẫn đến sự phát triển nhiễm trùng kháng thuốc. Thiếu thực hành kê đơn thuốc hợp lý và sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân cũng góp phần vào tình trạng này.
Ví dụ, thuốc kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn nhưng không thể tiêu diệt các nhiễm trùng do virus như cảm lạnh hoặc cúm. Nhưng thông thường, kháng sinh vẫn được kê đơn cho những trường hợp đó hoặc được sử dụng thuốc kháng sinh mà không có sự giám sát y tế thích hợp. Thuốc kháng sinh cũng thường được sử dụng quá mức ở trang trại và nông nghiệp.
Bờ ruộng cỏ cháy ngay cạnh ruộng lúa ở Hải Dương. Ảnh tư liệu: Tiến Vĩnh - TTXVN
Bên cạnh đó Thiếu nước sạch và vệ sinh tại các cơ sở y tế, trang trại và cộng đồng cũng như việc phòng ngừa và kiểm soát nhiễm trùng không đầy đủ sẽ thúc đẩy sự xuất hiện và lây lan của nhiễm trùng kháng thuốc.
Tổ chức Y tế thế giới đã tuyên bố kháng thuốc là một trong 10 mối đe dọa hàng đầu sức khỏe công cộng toàn cầu mà nhân loại phải đối mặt. Việc sử dụng sai và lạm dụng thuốc là nguyên nhân chính dẫn đến sự phát triển của vi sinh vật kháng thuốc.
"Nếu không có các biện pháp can thiệp ngay lập tức, tình trạng kháng thuốc kháng sinh có thể dẫn đến 10 triệu ca tử vong mỗi năm trên toàn cầu vào năm 2050!".
- Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)
TTXVN mới đây đưa tin: WHO khu vực châu Âu đã thực hiện nghiên cứu tại 14 quốc gia, chủ yếu ở Đông Âu và Trung Á, cho thấy thuốc kháng sinh được kê đơn cho những bệnh như cảm lạnh (24%), các triệu chứng giống cúm (16%), viêm họng (21%) và ho (18%).
Ngoài ra, ở tất cả 14 nước này, hơn 30% trong số khoảng 8.200 người được hỏi ý kiến cho biết đã sử dụng thuốc kháng sinh mà không có đơn thuốc.
Ở một số quốc gia, hơn 40% thuốc kháng sinh được sử dụng mà không có khuyến nghị của bác sĩ.
Thực trạng kháng thuốc kháng sinh tại Việt Nam
Tại Hội nghị triển khai chiến lược quốc gia về phòng chống kháng thuốc và hưởng ứng "Tuần lễ thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc" diễn ra tại Hà Nội mới đây Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn, kháng thuốc vẫn đang là mối lo ngại ở Việt Nam, bất chấp những tiến bộ khoa học đã đạt được trong 10 năm qua.
Thậm chí, xu hướng kháng kháng sinh ngày càng tăng trong thập kỷ qua. Nhiều thách thức vẫn còn tồn tại, bao gồm năng lực hạn chế của các phòng xét nghiệm trong việc tiến hành giám sát và phân tích dữ liệu, kê đơn thuốc kháng sinh không phù hợp và thiếu việc thực thi các quy định về bán thuốc kháng sinh.
TS. Angela Pratt, đại diện tổ chức WHO tại Việt Nam cũng chia sẻ, Việt Nam nằm trong số các nước có tỷ lệ kháng thuốc cao do lạm dụng, sử dụng không hợp lý thuốc kháng vi sinh vật, đặc biệt là thuốc kháng sinh; hiệu thuốc bán thuốc kháng sinh không kê đơn và bác sĩ kê đơn thuốc kháng sinh không hợp lý.
Lời kêu gọi chung tay phòng chống kháng thuốc
"Chúng tôi kêu gọi tất cả các thành phần trong xã hội cá nhân cùng chung tay thực hiện và hỗ trợ những sáng kiến của Chiến lược này nhằm bảo vệ sức khỏe của người dân cũng như sức khỏe của các thế hệ tương lai" - Đây là lời kêu gọi của Thứ trưởng Trần Văn Thuấn, đại diện Bộ Y tế, phát đi nhân Tuần lễ Thế giới Nâng cao nhận thức về kháng thuốc vừa được phát động trong tháng 11/2023.
TS. Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã đưa ra khuyến cáo: "Việt Nam đã cấm sử dụng kháng sinh kích thích tăng trưởng từ năm 2018, ban hành thông tư yêu cầu kê đơn đối với tất cả các loại kháng sinh sử dụng trên động vật kể từ năm 2020 và sẽ loại bỏ dần việc sử dụng kháng sinh điều trị dự phòng trong ngành chăn nuôi vào năm 2026. Đây là những nỗ lực cụ thể có thể giảm lượng sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi và giảm nguy cơ kháng kháng sinh ở cả động vật và con người. Nông dân có thể thúc đẩy các biện pháp phòng chống dịch bệnh để giảm thiểu nhu cầu sử dụng kháng sinh bao gồm quy trình chăn nuôi và phúc lợi động vật tốt như mô hình quản lý, chuồng trại, thức ăn và nước uống phù hợp; thực hiện an toàn sinh học hiệu quả và sử dụng vaccine tối ưu và phù hợp".
Trước thực trạng kháng thuốc kháng sinh đáng lo ngại, ngày 25/09/2023, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ký ban hành Quyết định số 1121/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược Quốc gia về phòng chống kháng thuốc tại Việt Nam giai đoạn 2023-2030, tầm nhìn đến năm 2045. Chiến lược nhấn mạnh tầm quan trọng của việc sử dụng kháng sinh hợp lý và có trách nhiệm ở người, động vật và thực vật. Chiến lược ban hành chính là sự cam kết của Việt Nam trong cuộc chiến chống lại tình trạng kháng thuốc, tăng cường sự chủ động tham gia và phối hợp giữa các ngành từ trung ương đến địa phương, uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố, trong lĩnh vực sức khoẻ con người, thú y, môi trường.
4 mục tiêu cụ thể của Chiến lược Quốc gia về phòng chống kháng thuốc tại Việt Nam giai đoạn 2023-2030:
Mục tiêu 1: Nâng cao nhận thức của các cấp chính quyền địa phương và hiểu biết của nhân viên y tế, thú y và người dân về phòng, chống kháng thuốc.
Mục tiêu 2: Củng cố hệ thống giám sát kháng thuốc để cảnh báo kịp thời về sự xuất hiện, lan truyền, mức độ và xu hướng kháng thuốc của các vi sinh vật.
Mục tiêu 3: Giảm sự lan truyền của vi sinh vật và bệnh truyền nhiễm.
Mục tiêu 4: Sử dụng thuốc kháng vi sinh vật ở người và động vật hợp lý, an toàn và có trách nhiệm.
Chiến lược này là một bước quan trọng hướng tới việc làm chậm sự tiến triển kháng thuốc. Tuy nhiên, "để đạt được tiến bộ, đặc biệt là về sử dụng thuốc kháng sinh hợp lý, cũng đòi hỏi nỗ lực thống nhất từ các nhà hoạch định chính sách, các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, khu vực tư nhân, nông dân và quan trọng nhất là mỗi người dân ở Việt Nam. Trong công cuộc quan trọng này, Tổ chức Y tế thế giới và các đối tác khác sẵn sàng hỗ trợ Chính phủ và người dân Việt Nam", TS. Angela Pratt, đại diện tổ chức WHO tại Việt Nam chia sẻ.
Những giải pháp trọng tâm mà Chiến lược Quốc gia về phòng chống kháng thuốc tại Việt Nam giai đoạn 2023-2030, tầm nhìn đến năm 2045 xác định.
"Mỗi chúng ta đều có bổn phận ngăn chặn kháng thuốc tại Việt Nam" - Thông điệp này rất cần lan tỏa đến mỗi người dân, bởi vi khuẩn kháng thuốc có thể không chừa ra bất cứ ai. Nó là mối đe dọa chung của cả cộng đồng.
Theo đó, người dân chỉ nên dùng thuốc kháng sinh và các loại thuốc chống vi sinh vật khác do nhân viên có chuyên môn và thẩm quyền kê đơn, luôn tuân thủ theo lời khuyên của nhân viên y tế khi sử dụng kháng sinh; không bao giờ dùng chung hoặc sử dụng kháng sinh còn thừa của người khác; ngăn ngừa nhiễm trùng bằng cách rửa tay thường xuyên, chuẩn bị thức ăn hợp vệ sinh, tránh tiếp xúc gần với người bệnh, thực hành tình dục an toàn và tiêm chủng đầy đủ.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
VTV.vn -Tàu cá cùng 7 ngư dân đang ra khơi thì bị sóng đánh chìm gần bờ. Phát hiện vụ việc, Công an Phường 11, TP Vũng Tàu đã tổ chức cứu nạn kịp thời.
VTV.vn - Cục An toàn thực phẩm vừa có công văn về việc tăng cường công tác phòng chống ngộ độc thực phẩm độc tố tự nhiên năm 2025.
VTV.vn - Ngày 24/3, Sở An toàn thực phẩm TP Hồ Chí Minh đã ra quyết định xử phạt Công ty Cổ phần Tập đoàn Chị Em Rọt 125 triệu đồng và đồng thời buộc thu hồi sản phẩm.
VTV.vn - TokyoKids IQMinds mang đến sản phẩm bổ trợ phát triển trí tuệ chất lượng, giúp hàng triệu trẻ em Việt phát triển vững chắc cho tương lai.
VTV.vn - Người bệnh 74 tuổi, đến Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí (Quảng Ninh) trong tình trạng đau tức, sưng nóng, phù nề bàn chân trái, hoại tử khô ngón 4 bàn chân trái.
VTV.vn - Viện Y học Nhiệt đới - Bệnh viện Bạch Mai liên tiếp điều trị cho nhiều ca mắc sởi có biến chứng nặng.
VTV.vn - Theo Tổ chức Y tế thế giới, năm 2023, thế giới có 10,8 triệu người mắc bệnh lao và 1,25 triệu người chết vì bệnh lao.
VTV.vn - Khoa Điều trị A, Bệnh viện K vừa thông tin về một trường hợp bệnh nhân ung thư thận giai đoạn 4 đáp ứng tốt với điều trị.
VTV.vn - Phần mềm đánh giá phôi ứng dụng AI qua Timelapse giúp đơn giản hóa quy trình IVF, tăng tỷ lệ thành công cho nhiều gia đình, kể cả những ca hiếm muộn phức tạp, lâu năm.
VTV.vn - Tại Đồng Nai, số ca mắc sởi đã có dấu hiệu giảm và được kiểm soát tốt, đó là nhờ vào hiệu quả của 2 chiến dịch tiêm vaccine ngừa sởi trên địa bàn tỉnh.
VTV.vn - Đây là một trường hợp bệnh nhân vừa được Bệnh viện Nhân dân 115 (TP Hồ Chí Minh) chẩn đoán kịp thời giúp hồi phục hoàn toàn.
VTV.vn - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội vừa có thông tin tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố từ ngày 14/3 đến 21/3.
VTV.vn - Theo Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam, thừa cân, béo phì đang tăng nhanh ở nước ta, đi cùng với mức tiêu thụ nước giải khát có đường.
VTV.vn - Bộ Y tế cho biết, các ca mắc sởi xuất hiện tại 62/63 tỉnh, thành phố, đặc biệt tập trung tại khu vực phía Nam.
VTV.vn - Bệnh viện Nhi Hải Dương thời gian gần đây tiếp nhận nhiều trẻ nhỏ mắc cúm và sởi.