Nguy cơ mất khả năng vận động vì bệnh viêm gân

Linh Chi, icon
03:01 ngày 18/11/2018

VTV.vn - Thương tổn sưng đỏ, vị trí tổn thương đau liên tục đặc biệt khi tăng cử động hoặc ấn tại chỗ làm cơn đau tăng lên… Là những dấu hiệu cảnh bảo bệnh viêm gân.

Hình minh họa.

Viêm gân là tình trạng dày lên của gân tại vị trí bám vào xương, gây đau tại chỗ và có thể lấn ra xung quanh khớp. Hội chứng này thường xảy ra tại khớp vai, khuỷu, cổ tay, gối và gót chân.

Các hoạt động quá mức gây chấn thương trực tiếp, co cơ quá mức, đột ngột; cử động sai tư thế hoặc các trường hợp như viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp, rối loạn chuyển hóa; thoái hóa tuổi già là các nguyên nhân gây ra hội chứng viêm khớp. Một số bệnh lý thường gặp như: viêm gân gót, viêm gân trên gai, viêm điểm bám gân ở lồi cầu ngoài hoặc ở trong khớp khuỷu, viêm bao gân dạng dài, duỗi ngắn ngón tay cái, ngón tay lò xo.

Thông thường viêm gân có thể phục hồi sau 3 tháng nếu áp dụng chế độ nghỉ ngơi, chườm đá, tập vật lý trị liệu và dùng thuốc kháng viêm giảm đau. Tuy nhiên, một số thương tổn không đáp ứng các phương pháp điều trị bảo tồn, bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp phẫu thuật để điều trị.

Bệnh viêm gân tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu không điều trị kịp thời, dứt điểm có thể dẫn đến teo cơ, giảm khả năng phục hồi vận động, ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống. Vì vậy, khi có dấu hiệu nghi ngờ cần đến ngay cơ sở y tế có chuyên khoa xương khớp để được chẩn đoán và điều trị.

Để phòng bệnh cần áp dụng chế độ ăn uống khoa học như ăn nhiều cá, thực phẩm chứa nhiều Vitamin A, C, E và Selen. Hạn chế các chấn thương tác động lên vùng cổ tay, gót chân, xử lý tốt các trường hợp bong gân do chấn thương, lao động.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục