
Chị Trịnh Thị Thu Dung (trú tại huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk) cho biết: Con chị bị viêm phổi, sau khi khám, điều trị tại bệnh viện, bác sĩ kê đơn và cho bé xuất viện.
"Thấy con uống thuốc hết bệnh, tôi giữ lại toa thuốc của bác sĩ, mỗi lần khi thấy con có các biểu hiện ho, sổ mũi, thở khò khè là tôi lại mang đơn ra quầy thuốc tây lấy thuốc, đỡ phải cho con đi khám lại. Thấy đơn thuốc tốt nên tôi cũng chia sẻ lên mạng xã hội cho các bà mẹ có con bị bệnh tương tự" - chị Dung chia sẻ.
Còn chị Nguyễn Mai Trang (trú tại phường Tân Tiến, TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) có con được 2 tháng tuổi thì bé bị chàm sữa 2 bên má. "Tôi đã dùng rất nhiều bài thuốc điều trị cho con từ dân gian cho tới thuốc tây nhưng bé không đỡ. Có lần, tôi đăng các triệu chứng của con mình lên mạng xã hội, có rất nhiều bà mẹ chia sẻ cho tôi đơn thuốc trị chàm sữa. Tôi cũng mua theo bôi cho con, nhưng càng ngày bé càng bị nặng hơn" - chị cho biết.
Sau đó, chị đưa bé đi khám tại bác sĩ da liễu. Bác sĩ chẩn đoán: Bé bị chàm sữa và tai biến da do lạm dụng nhiều thuốc có thành phần corticoid.
Theo TS.BS Trần Thị Thúy Minh, Trưởng Khoa Nhi Tổng hợp, Bệnh viện đa khoa Vùng Tây Nguyên, việc tái sử dụng đơn thuốc đã và đang được rất nhiều người áp dụng. Đặc biệt, nhiều bà mẹ hay dùng lại đơn thuốc cũ mà bác sĩ đã ghi đơn cho trẻ trước đây để dùng khi trẻ bị bệnh trở lại. Thậm chí, không ít người dân còn sử dụng đơn thuốc mà loại thuốc, liều lượng, cách dùng được áp dụng cho cả người lớn lẫn trẻ em. Điều này cực kỳ nguy hiểm bởi người lớn và trẻ em sẽ có các loại thuốc với liều lượng dùng khác nhau, không cẩn thận sẽ khiến trẻ không những không khỏi bệnh mà còn khiến bệnh có thể nặng hơn, bỏ lỡ mất thời gian vàng chữa trị hoặc khiến trẻ gặp các biến chứng nguy hiểm khác do sử dụng thuốc sai liều lượng…
Để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và gia đình, các bậc phụ huynh cần lưu ý mỗi đơn thuốc chỉ để điều trị bệnh ở thời điểm đó. Ngay cả đối với bệnh mạn tính, dù là bệnh cũ tái phát, nhưng ở thời điểm khác mức độ bệnh đã khác, thể trạng của người bệnh cũng khác, vì thế bắt buộc phải đến cơ sở y tế khám để bác sĩ cho đơn thuốc mới.
Thuốc uống dù đúng bệnh, nhưng phải có liều lượng nhất định, sử dụng đúng lứa tuổi, cân nặng, kể cả thuốc bổ. Nếu uống quá liều lượng sẽ khiến bệnh trở nặng hơn, gây ra bệnh khác cho cơ thể. Kể cả thuốc bôi da cũng phải sử dụng theo đúng lứa tuổi. Bởi cùng một bệnh, nhưng đối với trẻ em và người lớn bôi thuốc khác nhau. Hơn nữa, cùng một bệnh, nhưng tùy vào vị trí tổn thương trên cơ thể mà bác sĩ sẽ có chỉ định các loại thuốc bôi khác nhau.
TS.BS Trần Thị Thúy Minh nhấn mạnh: Người dân tuyệt đối không dùng lại đơn thuốc cũ, không dùng đơn thuốc của người khác hay cho người khác mượn đơn thuốc của mình, cũng như không tự ý thêm hay bớt thuốc trong đơn. Khi bị bệnh nên đến các cơ sở y tế để được bác sĩ có chuyên môn khám và có chỉ định điều trị cụ thể, tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
VTV.vn - Bé gái 10 tuổi béo phì bị sốc sốt xuất huyết nặng, suy hô hấp, rối loạn đông máu đã được cứu sống sau gần 12 ngày điều trị tích cực tại Bệnh viện Nhi đồng Thành phố.
VTV.vn - Bệnh viện A Thái Nguyên vừa phẫu thuật thành công khối u buồng trứng nặng 3kg cho cụ bà 81 tuổi ở Định Hóa, giúp bệnh nhân vượt qua nguy cơ biến chứng nặng.
VTV.vn - Bệnh viện Bãi Cháy (Quảng Ninh) tiếp nhận cấp cứu và điều trị thành công một trường hợp ngộ độc hơi sơn trong không gian kín bằng phương pháp oxy cao áp.
VTV.vn - Trong tuần qua, Hà Nội ghi nhận sởi và tay chân miệng giảm nhẹ, chưa có tử vong; nguy cơ bùng phát sốt xuất huyết trong mùa dịch được ngành y tế cảnh báo sớm.
VTV.vn - Cholesterol cao là một trong những vấn đề sức khỏe phổ biến hiện nay, ảnh hưởng đến hàng triệu người mà không gây ra dấu hiệu rõ rệt.
VTV.vn - Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức vừa tiếp nhận cấp cứu một trường hợp nghiêm trọng do tai nạn nổ bình gas mini xảy ra tại nhà.
VTV.vn - Một nam công nhân 22 tuổi ở Hà Nội bị máy cắt chém đứt đốt xa ngón trỏ tay trái do găng tay bảo hộ quá rộng.
VTV.vn - Một trường hợp mới được ghi nhận tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho thấy hậu quả nặng nề nếu không phòng ngừa và can thiệp kịp thời.
VTV.vn - Nam bệnh nhân 30 tuổi ở Phú Thọ suýt nguy kịch vì liên tiếp dùng ba loại thuốc không rõ nguồn gốc điều trị triệu chứng ho, đau họng mà không qua tư vấn bác sĩ.
VTV.vn - Cụ bà 94 tuổi (Yên Lập, Phú Thọ) nhập viện trong tình trạng suy hô hấp cấp, sau đó xuất hiện hội chứng Lyell - thể dị ứng thuốc nặng và hiếm gặp.
VTV.vn - Hà Tĩnh chưa phát hiện thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả nhưng ngành Y tế vẫn tăng cường kiểm tra, khuyến cáo người dân chỉ mua sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng.
VTV.vn - Trầm cảm ở trẻ em đang gia tăng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tinh thần. Cha mẹ cần nhận biết sớm dấu hiệu và hỗ trợ trẻ đúng cách.
VTV.vn - Trước tình trạng gia tăng sự việc hành hung nhân viên y tế, Bộ Y tế yêu cầu các cơ sở khám chữa bệnh tăng cường bảo đảm an ninh, an toàn cho bệnh nhân và bác sĩ.
VTV.vn - Cụ ông 70 tuổi ở Nghệ An được cứu sống trong tình trạng khó thở tăng dần, đau tức ngực do dịch gây ép tim nghiêm trọng ảnh hưởng đến tính mạng.
VTV.vn - Ngày 12/5/2025, đã diễn ra lễ ký kết hợp tác chiến lược giữa Bệnh viện Vinmec Smart City và Công ty Cổ phần y khoa Medassis ra mắt Phòng khám Tai Mũi Họng chuyên sâu.