Những nghề có thể dẫn đến vô ở sinh nam

P.V, icon
10:21 ngày 16/08/2019

VTV.vn - Theo thống kê, nam giới chiếm gần 50% nguyên nhân gây vô sinh. Trong đó, môi trường làm việc cũng là một nguyên nhân khiến nam giới có thể bị vô sinh.

Hình minh họa.

Nghề có môi trường quá nóng

Theo các bác sĩ Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện Bưu Điện, để đảm bảo cho tinh trùng sản sinh bình thường, hằng ngày tinh hoàn tăng nhiệt cục bộ 30 phút. Nếu sự gia tăng nhiệt độ này kéo dài liên tục trong 15 - 20 ngày, quá trình sản xuất tinh trùng sẽ bị ảnh hưởng xấu, dẫn đến vô sinh. Vì vậy, nam giới nên tránh làm việc lâu ngày trong môi trường nhiệt độ cao.

Bệnh viện phụ sản Bắc Kinh (Trung Quốc) đã phân tích hơn 2.300 trường hợp nam giới vô sinh và nhận thấy, nghề nghiệp có tỷ lệ vô sinh cao nhất là lái xe. Những người lái xe phải làm việc trong môi trường có nhiệt độ quá cao (nhiệt độ của buồng lái không có máy lạnh có khi lên đến 43 - 45 độ C).

Nghề tiếp xúc lâu với thuốc trừ sâu

Loại thuốc này rất có hại cho tinh hoàn của nam giới. Một nhà máy sản xuất thuốc sát trùng của Mỹ đã phân tích tinh dịch của 25 công nhân làm việc trong môi trường thuốc trừ sâu. Kết quả là 9 người không có tinh trùng; 3 người tinh trùng ít, loãng; 13 người bình thường. Thời gian làm việc càng lâu, số lượng tinh trùng càng giảm.

Các thí nghiệm trên động vật cũng cho thấy, thời gian tiếp xúc với thuốc trừ sâu DDT càng dài, khả năng sinh sản càng giảm.

Nghề tiếp xúc với điện ly phóng xạ

Thực tiễn đã chứng minh rằng, lượng chiếu xạ nhỏ hơn 1.000 rơnghen cũng có thể làm giảm khả năng sinh dục. Nếu tiếp xúc với lượng chiếu xạ 2.000 - 3.000 rơnghen trong 12-13 tháng, nam giới sẽ mất khả năng sinh dục tạm thời. Tiếp xúc với lượng chiếu xạ 5.000 rơnghen trong 18 - 24 tháng sẽ làm nam giới vĩnh viễn mất khả năng sinh dục.

Nghề tiếp xúc với kim loại nặng và các hóa chất độc hại

Kết quả một cuộc khảo sát quá trình công tác của 230 nam giới bị suy giảm khả năng sinh dục cho thấy: gần 45% đã tiếp xúc với cadimi, chì, niken, kẽm, thủy ngân và các chất độc khác trong thời gian dài. Trước khi tiếp xúc với những chất độc kể trên, một nửa trong số họ đã có chức năng giới tính bình thường. Điều ngạc nhiên hơn là vợ của những người đàn ông tiếp xúc tương đối lâu với chất độc có tỷ lệ đẻ non khá cao.

Một nghiên cứu được tiến hành trên 150 công nhân tiếp xúc với chì cho thấy: số lượng tinh trùng, khả năng sống và hình dáng của tinh trùng có liên quan mật thiết đến nồng độ chì trong huyết thanh:

- Nồng độ chì trong máu cao hơn 53% microgram: Số lượng và sức sống của tinh trùng giảm rõ rệt.

- Nồng độ chì trong máu vượt quá 74,5%: Tỷ lệ tinh trùng dị dạng là 86%.

- Nồng độ chì trong máu bình thường: Tỷ lệ tinh trùng dị dạng là 14 - 16%

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục