
Theo một số nghiên cứu, vàng da ở trẻ sơ sinh chiếm khoảng 85% trẻ sơ sinh đủ tháng và hầu hết trẻ sinh non nhìn thấy vàng da trên lâm sàng. Do vậy, các bậc phụ huynh khó có thể phân biệt được đâu là vàng da sinh lý và đâu là vàng da bệnh lý?
Bác sĩ Trần Thị Lý, Khoa Hồi sức cấp cứu sơ sinh, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết: Vàng da sinh lý thường chỉ là vàng da nhẹ, xuất hiện sau 3 ngày, trẻ ăn bú bình thường, đi phân vàng. Còn vàng da bệnh lý ở trẻ xuất hiện sớm thường sau đẻ, tăng nhanh và có thể gây một số biến chứng trên trẻ như ly bì, bỏ bú, sốt, khó thở.
Nếu tình trạng vàng da quá mức thì chất vàng da có thể ngấm vào não, gây biến chứng về thần kinh, bỏ bú, thậm chí trẻ có thể ngừng thở, về lâu dài có thể dẫn đến tử vong. Hoặc có những trẻ để lại di chứng như bại não, giảm thính lực…
Có những trường hợp vàng da bệnh lý cần phải có can thiệp y tế và khả năng cứu sống trẻ phụ thuộc rất nhiều vào việc bà mẹ và gia đình phát hiện sớm và đưa trẻ đến khám tại cơ sở y tế kịp thời.
Bác sĩ Trần Thị Lý cho biết thêm: Nếu trẻ bị vàng da, chúng tôi sẽ tiến hành làm các xét nghiệm để chẩn đoán mức độ vàng da và chẩn đoán nguyên nhân gây vàng da. Các phương pháp điều trị vàng da, trẻ sẽ phải chiếu đèn, nếu mức bilirubin trong máu cao đến ngưỡng phải thay máu, ngoài ra trẻ phải được bú mẹ tích cực để đào thải chất bilirubin qua phân và qua nước tiểu.
Vì vây, khi phát hiện trẻ có biểu hiện vàng da, các phụ huynh nên đưa con đến cơ sở y tế gần nhất để làm các xét nghiệm điều trị cho bé.
Để phòng bệnh vàng da cho trẻ tốt nhất, các chuyên gia khuyến cáo: Chị em phụ nữ trong quá trình mang thai, cần theo đúng lịch khám của bác sĩ. Đặc biệt, các tháng cuối cần có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý để không bị sinh non. Khi có các triệu chứng bất thường cần đến cơ sở y tế để được cán bộ có chuyên môn theo dõi.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
VTV.vn - Bệnh nhân suy thận mạn là đối tượng dễ tổn thương trước các bệnh nhiễm trùng do hệ miễn dịch suy yếu.
VTV.vn - Bệnh nhân nam 72 tuổi (Hòa Bình) vào Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương trong tình trạng nguy kịch do nhiễm giun lươn lan tỏa.
VTV.vn - Ngày 31/3, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An tiếp nhận trường hợp bệnh nhi N.H.A. (14 tuổi, trú tại TP Vinh, Nghệ An) bị nhiễm trùng nặng sau khi điều trị bỏng cồn bằng thuốc nam.
VTV.vn - Bệnh viện Mắt Trung ương vừa tiếp nhận bệnh nhi 9 tuổi (dân tộc H’Mông, xã Chiềng Cang, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La) trong tình trạng mắt trái bị rách góc mi trong.
VTV.vn - Bệnh viện Vũng Tàu vừa điều trị thành công cho sản phụ có tình trạng mạch máu tiền đạo trong thai kỳ và đón thành công bé gái nặng 3kg chào đời khỏe mạnh.
VTV.vn - Khoa Ngoại Tiêu hóa, BVĐK Hồng Ngọc liên tục tiếp nhận nhiều ca cấp cứu mất máu nghiêm trọng do bệnh trĩ, căn bệnh vốn được coi là lành tính, không đe dọa tính mạng.
VTV.vn - Thời tiết diễn biến thất thường làm cho vi khuẩn, virus thuận lợi phát triển, làm cho các thức ăn dễ bị hư, nhiễm khuẩn khiến trẻ nhập viện do bị tiêu chảy tăng.
VTV.vn - Các bác sĩ Bệnh viện Nhân dân Gia Định vừa chẩn đoán chính xác ca bệnh hiếm xơ cứng bì cho nam bệnh nhân 61 tuổi.
VTV.vn - Đây là trường hợp tử vong do bệnh dại thứ 2 trên địa bàn tỉnh Bình Thuận từ đầu năm đến nay.
VTV.vn - Tổ chức Y tế thế giới xếp bệnh giun rồng vào nhóm bệnh nhiệt đới bị lãng quên và là một trong những bệnh ký sinh trùng được ưu tiên loại trừ trên phạm vi toàn cầu.
VTV.vn - Trong tuần qua (từ ngày 21/3 đến ngày 28/3), Hà Nội ghi nhận 189 trường hợp sởi tại 28 quận, huyện.
VTV.vn - Theo TS. BS. Phan Bích Nga (Trưởng Khoa khám tư vấn dinh dưỡng trẻ em - Viện dinh dưỡng Quốc gia), tình trạng thấp còi ở trẻ chủ yếu là do thiếu kiến thức về dinh dưỡng.
VTV.vn - Phụ nữ hiện đại luôn dành nhiều sự quan tâm cho vấn đề sức khỏe sắc đẹp, tuổi tác. Một giải pháp chống lão hóa, duy trì sức khỏe và sắc đẹp đó chính là bổ sung NMN.
VTV.vn - Bệnh nhân nam, 74 tuổi, trú tại Hà Nội, nhập viện trong tình trạng hôn mê, sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng.
VTV.vn - Dù Hà Tĩnh được công nhận là đã loại trừ bệnh sốt rét quy mô cấp tỉnh, song với việc xuất hiện các ca sốt rét ngoại lai đã dẫn tới nguy cơ cao bệnh có thể quay trở lại.