Khoa Nhi, Bệnh viện Bãi Cháy (Quảng Ninh) những ngày qua tiếp nhận điều trị nội trú cho trên 80 bệnh nhi, trong đó, có khoảng 70% bệnh nhi mắc các bệnh lý đường hô hấp như viêm tiểu phế quản cấp, viêm phế quản phổi, viêm mũi họng cấp, sốt do virus… và những bệnh mạn tính dễ tái phát phát như hen phế quản.
Đa số bệnh nhi nhập viện dưới 5 tuổi đều có các triệu chứng như sốt cao, ho, khàn tiếng, chảy nước mũi… Nếu không điều trị sớm sẽ dễ dẫn đến những biến chứng như suy hô hấp, viêm não màng não, nhiễm khuẩn huyết… thậm chí có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
Theo các bác sĩ, viêm đường hô hấp là nhiễm trùng của đường thở từ tai, mũi, họng cho đến các đường dẫn khí khác. Viêm đường hô hấp được chia thành 2 nhóm: viêm đường hô hấp trên và viêm đường hô hấp dưới.
Các biểu hiện lâm sàng của viêm đường hô hấp cấp ở trẻ em rất đa dạng và ở nhiều mức độ khác nhau. Thông thường, trẻ bắt đầu với các triệu chứng ho, sốt, chảy mũi, nghẹt mũi, thở nhanh, cánh mũi phập phồng, nặng hơn nữa là nhìn thấy lồng ngực bị rút lõm trong khi thở vào, thở rít, tím tái. Nếu không được xử trí kịp thời, trẻ có thể hôn mê, co giật… hoặc thậm chí có thể tử vong.
Bác sĩ Nguyễn Thị Sơn, Phó Trưởng Khoa Nhi, Bệnh viện Bãi Cháy cho biết: Không phải tất cả các bệnh về viêm đường hô hấp cần phải sử dụng kháng sinh để điều trị. Việc tự ý cho trẻ uống kháng sinh điều trị là hết sức nguy hiểm.
Viêm đường hô hấp chủ yếu do virus, một tỷ lệ nhỏ là do nhiễm khuẩn. Nên việc sử dụng kháng sinh phải theo chỉ định của bác sĩ. Khi dùng kháng sinh kéo dài nhiều đợt có thể gây ra tác hại xấu tới trẻ: dị ứng, sốc phản vệ, ngộ độc thậm chí nặng hơn là kháng kháng sinh gây khó khăn cho việc điều trị.
Khi trẻ có triệu chứng bệnh viêm đường hô hấp, các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đi khám bác sĩ để đánh giá được mức độ bệnh. Nếu bệnh ở mức nhẹ và trung bình, cha mẹ sẽ được hướng dẫn chăm sóc trẻ tại nhà. Hầu hết các bệnh viêm đường hô hấp cấp có thể tự khỏi nếu được chăm sóc tốt. Quá trình chăm sóc trẻ bị viêm đường hô hấp cấp, cha mẹ cần lưu ý:
Thông thường với những trẻ sốt dưới 38,5 độ C, nếu không có bệnh lý gì đặc biệt thì chỉ sử dụng các biện pháp hạ sốt thông thường như mặc quần áo thoáng mát, nằm phòng đủ ấm hoặc chườm ấm cho trẻ. Trong trường hợp trẻ bị sốt trên 38,5 độ C, có thể sử dụng một số loại thuốc hạ sốt như paracetamol, liều lượng tính theo cân nặng của đứa trẻ, thông thường là 10-15mg/kg cân nặng và cứ khoảng 4 - 6 tiếng có thể lặp lại liều ấy 1 lần.
Khi cơn co giật do sốt xảy ra, cần nhanh chóng để trẻ nằm ở tư thế thoải mái, nghiêng một bên, không bế ngửa hay ghì chặt trẻ và dùng thuốc hạ sốt cho trẻ bằng cách nhét thuốc dạng viên đạn vào hậu môn trẻ( nếu có sẵn) với liều tương đương liều uống. Thường những cơn co giật do sốt lành tính chỉ kéo dài trong 20 giây và dưới 2 phút đứa trẻ sẽ trở lại không còn hiện tượng co giật nữa, tuy nhiên vẫn phải đưa trẻ đến bệnh viện để kiểm tra. Nếu xảy ra những cơn co giật phức hợp, là những cơn co giật kéo dài trên 2 phút, đưa trẻ đến ngay bệnh viện để các bác sĩ có thể xử lý được.
Vệ sinh mũi hàng ngày để giúp trẻ thông thoáng đường thở bằng cách lấy khăn khô mềm (khăn giấy là tốt nhất) hoặc dùng nước muối sinh lý nhỏ vào hai bên mũi để làm loãng dịch mũi loại dùng cho trẻ em, sau đó dùng tăm bông sạch ngoáy mũi hoặc dùng dụng cụ để hút mũi, tuy nhiên cũng nên thận trọng với từng trường hợp cụ thể.
Tăng cường chế độ dinh dưỡng để trẻ tăng sức đề kháng, nhanh chóng hồi phục sức khỏe: Đối với trẻ bú mẹ, cho trẻ bú theo nhu cầu, bú nhiều lần hơn so với bình thường. Với trẻ lớn, chuẩn bị cho trẻ các thức ăn mềm, dễ nuốt, cho trẻ ăn thành nhiều bữa trong ngày. Tăng cường rau xanh, trái cây.
Khi chăm sóc trẻ tại nhà thấy một trong những triệu chứng sau đây như: Trẻ không ăn uống được hoặc không bú sữa; Trẻ khó thở, thở gấp, thở rút lõm lồng ngực… đây là biểu hiện của bệnh viêm phổi, cũng là biến chứng nguy hiểm của viêm đường hô hấp; Trẻ sốt cao từ 2 - 5 ngày mà uống thuốc hạ sốt không đỡ… thì cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.
Đối với việc phòng ngừa viêm đường hô hấp cho trẻ, cha mẹ nên chăm sóc, đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ; cho trẻ bú sữa mẹ trong thời gian lâu nhất có thể; tiêm phòng đầy đủ; cho trẻ uống Vitamin A và D3 theo hướng dẫn; vệ sinh mũi họng cho trẻ hằng ngày; giữ ấm cho trẻ khi trời lạnh và thoáng mát khi trời nóng; tránh nơi ô nhiễm môi trường, khói bụi, khói thuốc lá; tránh tiếp xúc gần với những người có biểu hiện ho, sốt và vệ sinh tay sạch sẽ trước khi ôm hoặc bế trẻ…
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
VTV.vn - Những người ngủ ngáy thường được khuyên đi khám nha sĩ vì thói quen của họ có thể ành hường đến sức khỏe răng miệng.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên vừa tiếp nhận cấp cứu, điều trị cho một bệnh nhân bị sốc, chân hoại tử vì rắn cắn nhưng chữa trị chỗ thầy lang.
VTV.vn - Thời gian vừa qua, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk liên tục ghi nhận các trường hợp bệnh nhân mắc bệnh sốt xuất huyết, trong đó, có rất nhiều bệnh nhân trong tình trạng nặng.
VTV.vn - Ngày 10/10, Trường THPT Lê Quý Đôn, Quận 3 ghi nhận 6 học sinh có triệu chứng đau bụng, trong đó 2 trường hợp có biểu hiện nôn ói sau bữa ăn bán trú tại trường.
VTV.vn - Một số động vật chết tại vườn thú ở Đồng Nai, Long An có kết quả dương tính với cúm A(H5N1).
VTV.vn - Bệnh viện Đại học Y Dược Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) vừa tiếp nhận và điều trị thành công cho bệnh nhi 3 tuổi bị tắc ruột do hội chứng Rapunzel (rối loạn ăn tóc).
VTV.vn - Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Tĩnh, đến ngày 9/10, trên địa bàn huyện Hương Khê ghi nhận 23 trường hợp mắc sốt phát ban nghi sởi.
VTV.vn - Đoàn Thanh niên Công an TP Hồ Chí Minh vừa phối hợp với Đoàn thanh niên Bệnh viện Quân y 175 tổ chức thành công chương trình “Giọt máu nghĩa tình” năm 2024.
VTV.vn - Bệnh nhân phải tiến hành lọc máu kết hợp các biện pháp điều trị tích cực để giữ tính mạng.
VTV.vn - Ngày 10/10, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) có công văn chỉ đạo Sở Y tế Lào Cai điều tra, xử lý vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm khiến 50 học sinh, sinh viên nhập viện.
VTV.vn - Tính đến đầu tháng 10/2024, TP Hồ Chí Minh đã triển khai mô hình sử dụng căn cước công dân (CCCD) gắn chip trong khám chữa bệnh bảo hiểm y tế đạt tỷ lệ 100%.
VTV.vn - Những dấu hiệu lão hóa của cơ thể xuất hiện qua các thay đổi dễ nhận biết sau.
VTV.vn - Vừa qua, Khoa Bỏng - Chỉnh trực, Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP Hồ Chí Minh) đã tiếp nhận, điều trị cho nhiều trường hợp trẻ bị tai nạn sinh hoạt khiến các ngón tay bị đứt lìa.
VTV.vn - Theo báo cáo của CDC Đồng Nai, tình hình dịch bệnh sởi trên địa bàn tỉnh trong tuần qua tiếp tục ghi nhận số ca mắc tăng, với 90 ca, tăng 24 ca so với tuần trước.
VTV.vn - Trong 2 ngày 9-10/10, 50 trường hợp học sinh, sinh viên Trường Cao đẳng Lào Cai và Trung tâm Hướng nghiệp dạy nghề GDTX nhập viện với các biểu hiện của rối loạn tiêu hóa.