Khuyến khích mọi người vận động nhiều hơn là một chiến lược quan trọng để giảm gánh nặng của các bệnh không lây nhiễm. Điều này đã được nêu rõ trong Kế hoạch hành động toàn cầu của Tổ chức Y tế thế giới về phòng ngừa và kiểm soát bệnh không lây nhiễm giai đoạn 2013-2020. Kế hoạch kêu gọi giảm 10% số người không hoạt động thể chất vào năm 2025, góp phần đạt được các mục tiêu phát triển bền vững.
Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo số lượng hoạt động tối thiểu cho tất cả các nhóm tuổi để cải thiện sức khỏe, nhưng điều quan trọng nhất là phải nhận thức được hãy hoạt động thể chất hơn là không vận động. Những người không hoạt động nên bắt đầu với một lượng nhỏ hoạt động thể chất, như là một phần của thói quen hàng ngày của họ, và dần dần tăng thời gian, tần suất và cường độ theo thời gian. Các quốc gia và cộng đồng cũng phải hành động để cung cấp nhiều cơ hội hơn để mọi người hoạt động thể chất.
Dưới đây là 10 sự kiện và khuyến cáo về hoạt động thể chất do Tổ chức Y tế thế giới đưa ra nhằm khuyến khích mọi người hãy tăng cường vận động:
Hoạt động thể chất làm giảm nguy cơ mắc bệnh
Hoạt động thể chất làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch vành và đột quỵ, tiểu đường, tăng huyết áp, các loại ung thư khác nhau bao gồm ung thư đại tràng, ung thư vú, và trầm cảm. Hoạt động thể chất cũng là cơ sở để cân bằng năng lượng và kiểm soát cân nặng. Trên toàn cầu, khoảng 23% người lớn và 81% thanh thiếu niên đi học có hoạt động thể chất không đủ.
Hoạt động thể chất thường xuyên giúp duy trì một cơ thể khỏe mạnh
Những người hoạt động thể chất sẽ cải thiện thể lực cơ bắp và tuần hoàn, hô hấp; cải thiện chức năng của hệ xương; ít có nguy cơ mắc bệnh mạch vành, tăng huyết áp, đột quỵ, tiểu đường, ung thư (bao gồm cả ung thư đại tràng và ung thư vú) và trầm cảm; nguy cơ bị té ngã và gãy xương hông hoặc xương sống thấp hơn; và có nhiều khả năng duy trì trọng lượng.
Hoạt động thể chất không bắt buộc là phải chơi thể thao
Hoạt động thể chất là bất kỳ chuyển động nào của cơ thể được tạo ra bởi các cơ xương và sử dụng năng lượng, bao gồm chơi thể thao, tập thể dục và các hoạt động khác như đi bộ, làm việc nhà, làm vườn và khiêu vũ. Bất kỳ hoạt động gì, như làm công việc, đi bộ, đạp xe,… đều có lợi cho sức khỏe.
Hoạt động thể chất với cường độ vừa phải và mạnh mẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ
Cường độ hoạt động thể chất sẽ khác nhau giữa mọi người. Tùy thuộc vào mức độ tập luyện theo tình trạng sức khỏe và độ tuổi, hoạt động thể chất có thể ở cường độ vừa phải như: đi bộ nhanh, khiêu vũ hoặc làm việc nhà; hoặc ở cường độ mạnh mẽ như: chạy, đạp xe nhanh, bơi nhanh hoặc tập tạ.
60 phút/ngày cho trẻ em từ 5–17 tuổi
Trẻ em trong độ tuổi 5–17 nên có ít nhất 60 phút hoạt động thể chất với cường độ vừa phải đến mạnh mẽ mỗi ngày. Hơn 60 phút hoạt động thể chất mỗi ngày sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe ở độ tuổi này.
150 phút/tuần cho người lớn từ 18–64 tuổi
Người lớn từ 18–64 tuổi nên có ít nhất 150 phút hoạt động thể lực với cường độ vừa phải mỗi tuần, hoặc ít nhất 75 phút hoạt động mạnh mẽ trong suốt cả tuần, hoặc kết hợp với thời gian tương đương giữa hoạt động thể chất ở mức độ vừa phải và mạnh mẽ. Để có lợi cho sức khỏe tim mạch, tất cả các hoạt động nên được thực hiện trong ít nhất 10 phút.
Người cao tuổi từ 65 tuổi trở lên
Các khuyến cáo chính cho người lớn và người cao tuổi là như nhau. Ngoài ra, người lớn tuổi có khả năng di chuyển kém nên tập luyện các loại hình vận động để tăng cường sự cân bằng và ngăn ngừa té ngã ít nhất là 3 ngày/tuần. Khi không thể thực hiện khối lượng hoạt động thể chất do điều kiện sức khỏe, vận động cơ thể theo khả năng và điều kiện cho phép.
Tất cả người lớn khỏe mạnh cần phải vận động cơ thể
Các khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới áp dụng cho tất cả mọi người, không phân biệt giới tính, chủng tộc, dân tộc hoặc thu nhập. Những khuyến cáo này cũng áp dụng cho các cá nhân có các bệnh mạn tính không liên quan đến vận động.
Một số hoạt động thể chất tốt hơn là không
Những người không hoạt động nên bắt đầu với một lượng nhỏ hoạt động thể chất và tăng dần theo thời gian, tần suất và cường độ. Người lớn, người cao tuổi, và những người có giới hạn vận động do bệnh sẽ có thêm lợi ích về sức khỏe khi họ trở nên tích cực hơn. Phụ nữ mang thai, phụ nữ sau sinh, và những người có bệnh tim mạch có thể tìm tư vấn y tế trước khi phấn đấu đạt được mức độ hoạt động thể chất được khuyến cáo.
Môi trường và cộng đồng hỗ trợ giúp mọi người hoạt động thể chất
Chính sách đô thị và môi trường cộng đồng có tiềm năng rất lớn để tăng mức độ hoạt động thể chất cho mọi người. Các chính sách này phải đảm bảo rằng: đi bộ, đi xe đạp và các hình thức vận chuyển chủ động khác có thể dễ dàng cho người dân thực hiện và đảm bảo an toàn; nơi làm việc khuyến khích hoạt động thể chất; trường học có không gian và cơ sở vật chất an toàn để học sinh tích cực vận động; và các cơ sở thể thao và giải trí tạo cơ hội cho mọi người có thể tiếp cận và vận động.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
VTV.vn - Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm gây dịch lây truyền theo đường hô hấp, do virus sởi gây ra, nếu không được điều trị kịp thời, bệnh gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
VTV.vn - Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, diễn biến ô nhiễm không khí đã tăng dần, ảnh hưởng đến sức khoẻ con người và các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội.
VTV.vn - Gần đây, trên thị trường xuất hiện phương pháp nuôi con thông minh độc đáo, với DHA thực vật từ tảo biển, giúp trẻ phát triển trí não mạnh mẽ và khả năng tư duy vượt trội.
VTV.vn - Trải qua 2 lần phẫu thuật u giáp nhưng khối u vẫn tái phát, người phụ nữ 35 tuổi quyết định thử các cách chữa dân gian như đắp lá và uống thuốc nam.
VTV.vn - Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng vừa tiếp nhận bé trai 25 tháng tuổi, sau khi nuốt phải một chiếc kim băng sắc nhọn, đặc biệt nguy hiểm đó là chiếc kim băng đã bật nắp bảo vệ.
VTV.vn - Ngừng thở, ngừng tim ngoại viện, tổn thương não nghiêm trọng, đó là tình trạng của bệnh nhân nữ 67 tuổi (Thanh Hoá) sau khi uống một loại bột để chữa viêm dạ dày.
VTV.vn - Hàng năm, cứ vào dịp lễ Tết, Khoa Phỏng-Tạo hình, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP Hồ Chí Minh) tiếp nhận nhiều trường hợp phỏng nặng do tai nạn phát nổ khi tự chế tạo pháo.
VTV.vn - Sau 3 ngày sốt, mệt mỏi, chị P.T.T.T. (39 tuổi, trú tại Vĩnh Phúc) đi khám và được nhập viện.
VTV.vn - Ngày 6/1, theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk, trên địa bàn tỉnh vừa ghi nhận một trường hợp tử vong nghi do bệnh dại tại huyện Krông Ana.
VTV.vn - Ngày 5/1, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) có thông tin về các trường hợp mắc bệnh do virus gây viêm phổi trên người human metapneumovirus (HMPV) tại Trung Quốc.
VTV.vn - Theo báo cáo của CDC Đồng Nai, trên địa bàn tỉnh vừa ghi nhận bệnh nhi 4 tuổi tử vong do bệnh ho gà. Đáng lưu ý, bệnh nhi chưa tiêm vaccine phòng bệnh có thành phần ho gà.
VTV.vn - Trong năm qua, nhiều cơ sở điều trị đã báo động về một bệnh giun đũa của loài chó lây sang người: bệnh ấu trùng giun đũa chó (Toxocara Canis).
VTV.vn - Hiện nay, trẻ đi học thường hay gặp một số các bệnh về mắt như: viêm kết mạc (đau mắt đỏ), viêm nhiễm mi mắt, tật khúc xạ.
VTV.vn - UBND TP Hà Nội vừa ban hành kế hoạch về phòng chống dịch bệnh năm 2025 và giao nhiệm vụ cho các đơn vị phối hợp với Sở Y tế triển khai các hoạt động phòng chống dịch.
VTV.vn - Sở Y tế tỉnh Thanh Hóa vừa có công văn về việc tăng cường kiểm tra, giám sát mua bán, sử dụng sản phẩm từ hạt sang.