Triệu chứng của rối loạn tiêu hóa chức năng thường thấy là đau, nóng thượng vị; đầy bụng sau bữa ăn, ăn chóng no; căng bụng trên; buồn nôn; ợ hơi... Do có những cơ chế sinh lý bệnh khác nhau nên cần phải dựa vào triệu chứng của thừng bệnh nhân để dùng thuốc điều trị cho phù hợp.
Biện pháp chung là cần tránh uống rượu, cà phê, thuốc lá… vì các chất kích thích này thường làm giảm trương lực cơ thắt dưới thực quản. Thức ăn nhiều mỡ làm chậm tống đẩy của dạ dày và dễ bị trào ngược thực quản. Tránh để tăng cân, tránh béo phì vì làm tăng áp lực đè vào cơ thắt dưới thực quản. Không dùng các thuốc aspirin, thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs), thuốc an thần. Không ăn cay, chua, ăn chậm nhai kỹ, ăn bữa chính buổi tối 3 giờ trước khi ngủ, tư thế nằm đầu cao.
‘ Ảnh minh họa
Biện pháp dùng thuốc: Trước hết có thể điều trị theo kinh nghiệm bằng các thuốc làm giảm acid dạ dày, điều trị triệu chứng nổi trội và xác định hiệu quả sau 2-4 tuần dùng thuốc.
Các thuốc kháng acid (antacids), sucralfat, misoprostol thường ít tác dụng. Bismuth có thể cải thiện triệu chứng. Các thuốc ức chế thụ thể H2 như cimetidine, ranitidine, famotidine, nizatidine có thể tác dụng. Hiện các thuốc ức chế bơm proton (PPIs) hiệu quả hơn. Các thuốc có thể kể đến là: omeprazole, lansoprazole, pantoprazole, esomeprazole, rabeprazole. Nếu có vi khuẩn H. pylori thì kết hợp điều trị với 2 thuốc kháng sinh.
Dùng các thuốc đồng vận (prokinetics): domperidone có tác dụng làm tăng áp lực cơ thắt dưới, ít có triệu chứng của hệ thần kinh trung ương vì thuốc không qua hàng rào máu não. Metoclopramid uống trước bữa ăn. Thuốc có thể khô miệng, lo lắng, có triệu chứng ngoại tháp, rối loạn vận động ở người cao tuổi.
Dùng các thuốc chống trầm cảm để điều hòa quá trình kích thích ruột, làm giảm cảm giác ruột.
Ngoài ra, tùy từng trường hợp bác sĩ có thể cho dùng các thuốc làm giảm đau nội tạng, các thuốc đồng vận…
VTV.vn - Từ khi con chào đời, mẹ không chỉ trở thành người đồng hành mà còn phải tự trau dồi kiến thức để trở thành "chuyên gia" chăm sóc sức khỏe cho bé yêu.
VTV.vn - Khoa Nhi, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương đang điều trị cho nhiều bệnh nhân mắc bệnh sởi, trong đó phần lớn là trẻ dưới 1 tuổi.
VTV.vn - Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm gây dịch lây truyền theo đường hô hấp, do virus sởi gây ra, nếu không được điều trị kịp thời, bệnh gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
VTV.vn - Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP Hồ Chí Minh) vừa lấy dị vật để quên khoảng 03 năm trong âm đạo của bệnh nhi B.C. (sinh năm 2016, ngụ tỉnh Đắk Lắk).
VTV.vn - Cứ tới thời điểm cận Tết, lại xảy ra rất nhiều vụ tai nạn pháo nổ, trong đó nạn nhân đa phần là học sinh còn nhỏ tuổi, thanh, thiếu niên có tính tò mò đã tự chế tạo pháo.
VTV.vn - Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An vừa tiếp nhận và điều trị thành công cho bé gái L.N.A.N (2 tháng tuổi, trú tại Quỳ Hợp, Nghệ An) bị nhiễm khuẩn rất nặng do nhiễm tụ cầu vàng.
VTV.vn - Human metapneumovirus không phải là virus mới, từng được phát hiện là một trong những tác nhân gây viêm hô hấp ở trẻ em tại TP Hồ Chí Minh trong các năm 2023 và 2024.
VTV.vn - Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có công văn gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về thuốc giả Theophylline 200mg.
VTV.vn - Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, diễn biến ô nhiễm không khí đã tăng dần, ảnh hưởng đến sức khoẻ con người và các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội.
VTV.vn - Gần đây, trên thị trường xuất hiện phương pháp nuôi con thông minh độc đáo, với DHA thực vật từ tảo biển, giúp trẻ phát triển trí não mạnh mẽ và khả năng tư duy vượt trội.
VTV.vn - Trải qua 2 lần phẫu thuật u giáp nhưng khối u vẫn tái phát, người phụ nữ 35 tuổi quyết định thử các cách chữa dân gian như đắp lá và uống thuốc nam.
VTV.vn - Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng vừa tiếp nhận bé trai 25 tháng tuổi, sau khi nuốt phải một chiếc kim băng sắc nhọn, đặc biệt nguy hiểm đó là chiếc kim băng đã bật nắp bảo vệ.
VTV.vn - Ngừng thở, ngừng tim ngoại viện, tổn thương não nghiêm trọng, đó là tình trạng của bệnh nhân nữ 67 tuổi (Thanh Hoá) sau khi uống một loại bột để chữa viêm dạ dày.
VTV.vn - Hàng năm, cứ vào dịp lễ Tết, Khoa Phỏng-Tạo hình, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP Hồ Chí Minh) tiếp nhận nhiều trường hợp phỏng nặng do tai nạn phát nổ khi tự chế tạo pháo.
VTV.vn - Sau 3 ngày sốt, mệt mỏi, chị P.T.T.T. (39 tuổi, trú tại Vĩnh Phúc) đi khám và được nhập viện.