Vaccine đầu tiên được bào chế bằng trí tuệ nhân tạo

Nguyễn Mai, icon
09:30 ngày 01/08/2019

VTV.vn - Máy tính từng hỗ trợ con người bào chế thuốc, song việc tạo ra vaccine hoàn toàn bởi AI là một bước tiến lớn của y học hiện đại.

Nghiên cứu nhận được tài trợ từ Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia Hoa Kỳ.

Theo giáo sư Nikolai Petrovsky, Nga, trưởng nhóm nghiên cứu: Đầu tiên, nhóm tạo ra một chương trình tên SAM. Chương trình được lập trình để phân biệt nhóm hợp chất có thể kích hoạt hệ miễn dịch của con người và nhóm hợp chất không có khả năng kích hoạt.

Tiếp đến, một chương trình khác được lập trình nhằm tổng hợp hàng nghìn tỷ hợp chất hóa học khác nhau. Công nghệ trí tuệ nhân tao (AI) sử dụng cả hai chương trình này để tổng hợp, so sánh, phân tích và đưa ra những loại thuốc tốt nhất đối với hệ miễn dịch của con người.

Những loại thuốc tốt nhất mà SAM đưa ra được các nhà nghiên cứu phân tích, tổng hợp, và thử nghiệm trên tế bào máu người tại phòng thí nghiệm.

"Điều này khẳng định SAM không những xác định được những loại thuốc tốt, trên thực tế loại vaccine mà SAM tìm ra còn tốt hơn những loại vắcxin hiện hành" - vị giáo sư chia sẻ.

Những loại thuốc này cũng được thử nghiệm trên động vật. "Kết quả cho thấy: loại vaccine mới này có sức đề kháng rất cao với virus cúm, tốt hơn nhiều lần những loại vaccine đang hiện hành. Hiện, chúng ta chỉ cần chứng minh hiệu quả này trên cơ thể người" - trưởng nhóm nghiên cứu nói.

Nếu vaccine tổng hợp từ SAM hiệu quả trên cơ thể người, rất có thể giới y học sẽ rút ngắn hàng thập kỷ trong việc tìm kiếm và phát triển thuốc, cũng như tiết kiệm hàng trăm triệu USD. Loại vaccine mới này đang được thử nghiệm tại Flinders và sẽ được mở rộng trên quy mô toàn cầu. Nghiên cứu đã bước vào giai đoạn thử nghiệm kéo dài 12 tháng trên toàn nước Mỹ.

Petrovsky hy vọng loại vaccine mới do SAM tạo ra sẽ chứng minh sự hiệu quả vượt bậc của mình, tiếp tục bổ sung hoặc thay thế các loại vaccine hiện có.

Ông bổ sung: "Nếu thành công, chúng ta có thể áp dụng công nghệ SAM để cải thiện hoặc tạo ra nhiều loại vaccine khác ngoài vaccine cúm".

Nghiên cứu được đăng trên Tạp chí khoa học Sciencealert

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục