Bố mẹ và anh chị lần lượt qua đời, thương hai đứa trẻ phải nghỉ học lên núi đào sắn ăn

Theo Dân trí-Chủ nhật, ngày 28/05/2017 06:00 GMT+7

VTV.vn - Bố mẹ và anh chị đều đã chết cả, buộc hai anh em cậu bé Triệu A Liều phải nghỉ học để hàng ngày lên núi đào củ mài, củ sắn ăn cho qua ngày.

Vượt quãng đường hơn 300km từ Hà Nội, chúng tôi trở lên thôn Sài Lương, xã Nậm Búng, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái thăm hai anh cậu bé Triệu A Liều và Triệu Thị Liều theo lá thư cầu cứu của cô giáo Phan Hồng Lý- Hiệu trưởng trường mầm non xã Nậm Búng.

Con đường dốc ngoằn nghèo men theo triền núi dẫn đến ngôi nhà nhỏ, đơn sơ, trống hoác và cũng chẳng cần khóa cửa cho dù không có ai ở nhà. Nhờ 1 vài người dân trong bản đi tìm, anh Lý A Liều – Bí thư đoàn xã Nậm Búng cuối cùng cũng dẫn được 2 cháu ở trên núi trở về. Vừa lau vội những giọt mồ hôi nhễ nhại trên gương mặt, anh cho biết: "Cháu Liều anh thì đi chăn trâu thuê cho người ta, còn cháu Liều em thì đang đi lượm củi và đào củ sắn. Đây là công việc thường xuyên của hai anh em để có cái ăn hàng ngày từ gần 1 năm nay".

Bố mẹ và anh chị lần lượt qua đời, thương hai đứa trẻ phải nghỉ học lên núi đào sắn ăn - Ảnh 1.

Cuộc sống vất vả của hai anh em cậu bé Triệu A Liều.


Bố mẹ và anh chị lần lượt qua đời, thương hai đứa trẻ phải nghỉ học lên núi đào sắn ăn - Ảnh 2.

Bố mẹ đều qua đời nên hai anh em cậu bé Liều phải nghỉ học, hàng ngày lên núi kiếm củi và đào củ sắn, củ mài ăn.


Bố mẹ và anh chị lần lượt qua đời, thương hai đứa trẻ phải nghỉ học lên núi đào sắn ăn - Ảnh 3.

Ước mơ của các em là có bát cơm ăn và được quay lại trường học.

Gương mặt lấm lem và có vẻ hơi ngượng ngùng, hai đứa trẻ lí nhí chào khách rồi bắc vội lên bếp nồi sắn luộc vừa đi đào được trong ánh mắt hau háu đói và chiếc bụng đang sôi lên ùng ục. Đợi 1 lúc, sắn chưa kịp chín và còn đầy nước nhưng cả hai đứa đã vồ vập vào ăn, có lẽ là cơn đói quá rồi khiến em chẳng thể chịu được nữa. Nhai vội vã, cậu bé Liều anh lí nhí cho biết: "Lâu lắm rồi con không được ăn cơm nên thèm lắm. Sắn này là phải đi đào trên núi mới có để ăn cô ạ".

Nghe em nói, chúng tôi ai cũng nghẹn lại. Hai đứa trẻ, một đứa 14 tuổi, một đứa 11 tuổi nhưng thấp nhỏ, lấm lem trong bộ quần áo cũ kĩ và đầy đất bẩn. Nhà của các em ở tận huyện Văn Yên, khi bố mẹ chết hết, không còn ai để nương tựa nên hai đứa phải dắt díu nhau về đây ở cùng bà nội nhưng bà cũng già rồi chẳng làm gì được để có cái ăn cho các cháu nên hai anh em tự phải lo liệu cho mình.

Nhìn hai em, cô giáo Phan Hồng Lý ngậm ngùi cho biết: "Hôm trước tôi có lên thăm các con một vài lần rồi, hai đứa vẫn mặc nguyên bộ quần áo này, hỏi ra mới biết chúng chẳng có cái quần cái áo nào khác nên tôi có lấy quần áo của chính con mình để mang lên cho các cháu. Nhưng hai đứa nó bảo để dành mặc đi học nên vẫn cất gọn gàng ở 1 góc ở kia…"

Bố mẹ và anh chị lần lượt qua đời, thương hai đứa trẻ phải nghỉ học lên núi đào sắn ăn - Ảnh 4.

Đi lên núi về, hai anh em luộc vội nồi sắn ăn cho đỡ đói.


Bố mẹ và anh chị lần lượt qua đời, thương hai đứa trẻ phải nghỉ học lên núi đào sắn ăn - Ảnh 5.

Nồi sắn là thứ duy nhất cứu đói cho hai anh em trong vòng gần 1 năm qua.

Nói đến đây thì chị không cầm được nước mắt khiến chúng tôi cũng nghẹn ngào. Trước mặt là hai đứa trẻ, trông chúng lầm lũi, tội nghiệp như chính cái bi kịch gia đình của các em. Mẹ chết do tự tử năm 2013, đến năm 2015 bố các em cũng qua đời vì đột tử, liền sau đó 1 người chị và 1 người anh của hai em cũng lần lượt qua đời để lại hai đứa trẻ bơ vơ không nơi nương tựa. Về sống tá túc nhà bà nôi, chúng ngỡ tưởng sẽ có cơm ăn và được đi học, nào ngờ… bà cũng nghèo khổ quá chẳng thể làm gì được cho các cháu.

Ngó quanh ngôi nhà, nó trống hoác và chẳng có gì đáng giá ngoài mấy bộ quần áo cũ kĩ của bà được vắt xuôi ngược, chẳng gọn gàng và chiếc gùi quen thuộc mà hai em ngày nào cũng mang lên núi. Ở gần phía bếp là một vài chiếc bao màu xanh, cái đựng thóc, cái đựng cám nhưng lại không phải của gia đình mà của 1 người gần đó gửi nên bà cháu chẳng dám "mon men" vào đó. Chỉ vào mấy chiếc bao, bà nội Triệu Thị Còi ước: "Giá mà có 1 bao thóc để ăn thì hai đứa cũng đỡ đói. Họ bảo gửi để sửa lại nhà cửa, mấy hôm họ lấy chắc họ sẽ cho 1 ít để bà cháu ăn cho đỡ đói".

Bố mẹ và anh chị lần lượt qua đời, thương hai đứa trẻ phải nghỉ học lên núi đào sắn ăn - Ảnh 6.

3 bà cháu sống cảnh đói khát cho qua ngày.


Bố mẹ và anh chị lần lượt qua đời, thương hai đứa trẻ phải nghỉ học lên núi đào sắn ăn - Ảnh 7.

Ước mơ của các em muốn được đến trường để học tiếp.

Cùng chung với ánh mắt thèm thuồng của bà nội, hai anh em cậu bé Liều cũng khát lắm 1 bát cơm nóng hổi nhưng không phải của mình nên em chẳng dám ăn. Vẫn nhai trong miệng sắn còn sồn sột, nhắc đến việc đi học của mình, em buồn lắm:"Ngày trước con đang học dở lớp 6 còn em học dở lớp 4 thì phải nghỉ. Giờ con muốn được đi học lại và có bát cơm ăn cô ạ".

Ước mơ của hai anh em cũng là điều trăn trở với chúng tôi bởi chỉ có cái chữ mới hi vọng giúp các em trưởng thành, lớn lên và thoát khỏi cái nghèo, cái khổ. Nhưng chúng tội lắm khi còn chẳng có cả cái ăn, cái mặc, thành ra toàn bộ thời gian của mình phải dành cả cho việc lên núi để kiếm củi và đào củ ăn. Nếu cứ tiếp tục như thế, không biết rồi tương lai của các em sẽ đi đâu, về đâu với cái điều ước sẽ mãi còn dang dở?

Bố mẹ và anh chị lần lượt qua đời, thương hai đứa trẻ phải nghỉ học lên núi đào sắn ăn - Ảnh 8.

Cái cúi đầu của bé Liều em khi nhắc đến việc đi học.


Bố mẹ và anh chị lần lượt qua đời, thương hai đứa trẻ phải nghỉ học lên núi đào sắn ăn - Ảnh 9.

Cậu bé Liều anh mong muốn có được bát cơm ăn.


Bố mẹ và anh chị lần lượt qua đời, thương hai đứa trẻ phải nghỉ học lên núi đào sắn ăn - Ảnh 10.

Cuộc sống cứ thế trôi đi trong đói nghèo của 3 bà cháu.


Bố mẹ và anh chị lần lượt qua đời, thương hai đứa trẻ phải nghỉ học lên núi đào sắn ăn - Ảnh 11.

Thương hai cháu nhưng bà không có cách nào có được cái ăn cho cháu.


Bố mẹ và anh chị lần lượt qua đời, thương hai đứa trẻ phải nghỉ học lên núi đào sắn ăn - Ảnh 12.

Cuộc sống của hai đứa trẻ cứ thế trôi đi trong sự nghèo đói và thiếu thốn tình cảm.


Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước