Gian nan giáo dục miền núi Quảng Nam

Văn Đức-Thứ bảy, ngày 07/09/2013 06:00 GMT+7

 Mặc dù liên tục được đầu tư qua mỗi năm, song tại các huyện miền núi của tỉnh Quảng Nam, cơ sở trường lớp vẫn còn trong tình trạng khốn khó. Bên cạnh đó, nỗi lo về chất lượng giáo dục kém cũng đang trở thành vấn đề trăn trở đối với những người tâm huyết với nghề giáo.

Hiện nay, trường THCS xã Phước Ninh, huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam sau hơn 5 năm thành lập vẫn chỉ là một dãy nhà mượn tạm của trường tiểu học Phước Ninh. Khó về kinh phí đã đành, song với việc giảm về số lượng học sinh đang trở thành thách thức lớn cho ngành Giáo dục địa phương.

Tính riêng 3 năm trở lại đây, mỗi năm số học sinh của trường giảm 10% và hiện tại tổng số học sinh toàn trường chỉ còn 154 em ở 4 khối học. Với tình hình này, khó có thể đầu tư một ngôi trường mới khang trang vài chục tỉ đồng theo chuẩn quốc gia.

‘ Ảnh minh hoạ

Cũng do số lượng học sinh quá ít nên ngành Giáo dục một số huyện vùng cao phải duy trì các lớp học ghép, trong đó một lớp có đến 4 trình độ. Thực tế đau lòng này đang đẩy giáo dục vào ngõ hẻm sâu của chất lượng.

Giáo dục toàn diện học sinh phải dựa vào 3 yếu tố: Nhà trường, phụ huynh và xã hội, nhưng tại hầu hết các xã miền núi Quảng Nam, do đời sống người dân còn quá khó khăn nên chuyện học của con em ít được quan tâm, nhiều nơi phụ huynh còn khoán trắng con em mình cho giáo viên.

Ngoài ra, tại các huyện miền núi cao Quảng Nam mỗi năm có khoảng vài trăm giáo viên dày kinh nghiệm luân chuyển về đồng bằng, số đông còn lại còn trẻ, thiếu kinh nghiệm, chưa vững về chuyên môn. Điều này đã tạo cho giáo dục miền núi thêm nhiều lỗ hổng về chất lượng. Để lấp đầy những lỗ hổng này không thể nói chuyện một sớm một chiều, trong khi cả nước ta đang bước vào kỉ nguyên của giáo dục hiện đại, tinh về chất lượng.

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước