“Thương người mẹ đưa con đến trường rồi đón con ở bệnh viện... tâm thần”

Theo tuthien.vn-Thứ tư, ngày 30/01/2013 15:00 GMT+7

Hơn 9 năm qua, bà Tiệp đưa anh Minh đến trường rồi lặng lẽ đón anh ở bệnh viện tâm thần. Bà Tiệp thầy mình đuối sức, nhưng anh Minh là đứa con gia đình hy vọng nhất.

 Là học sinh học hệ bổ túc nhưng năm 2001 anh Minh thi đậu vào ngành xây dựng trường ĐH Cần Thơ. Học đến năm thứ 3, bỗng anh phát bệnh tâm thần. 9 năm nay, vì chiều anh Minh, mẹ anh đưa đến trường, rồi lặng lẽ đón anh ở bệnh viện tâm thần.

Điệp khúc buồn ấy đã đeo đuổi hơn 9 năm nay với người mẹ nghèo Huỳnh Thị Tiệp (67 tuổi) – ngụ ấp Hoà Mỹ, xã Hoà Hưng, huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang. Theo bà Tiệp, số lần bà đưa đứa con giỏi nhất nhà bị bệnh tâm thần Trần Văn Minh vào trường rồi đón anh ở bệnh viện tâm thần TP. Cần Thơ bao nhiêu lần bà chẳng nhớ. Hiện bà Tiệp chỉ thấy sức mình đã kiệt, nhưng anh Minh vẫn còn muốn đi học mỗi khi anh tỉnh lại.

Anh tâm thần “yêu” cây xanh

Vừa gắp miếng khô cá bỏ vào tô cơm cho anh Minh, bà Tiệp nghẹn ngào: “Gia đình không có “cục đất chọi chim” nhưng nuôi 6 miệng ăn. Vì thế vợ chồng tui thấy rằng chỉ có cho con cái ăn học thì đời chúng nó mới thoát nghèo. Bởi vậy, ngày thằng Minh đậu đại học vợ chồng tui mừng khôn xiết, họ hàng đến chúc mừng, rộn ràng cả xóm. Ai ngờ cháu nó học đến năm thứ 3 thì bắt đầu phát bệnh tâm thần và cứ tỉnh rồi lại dại và kéo dài cho đến bây giờ luôn chú ơi.”

“Khoảng đầu năm học năm thứ 3 (2004) bạn Minh đi ra đường hễ thấy nhánh cây nào bị gãy là Minh dừng lại lấy nẹp rồi dung dây băng bó lại như y tá băng bó vết thương. Có lần vì hành đồng lạ lùng này, Minh bị nhân viên xí nghiệp cây xanh bắt vì tội phá hoại. Nhưng đến khi đưa về cơ quan, bạn bè chúng tôi hay tin đến giải thích, cán bộ xí nghiệp mới chịu tha cho Minh về. Anh Khải Minh – bạn học lớp xây dựng K27 trường ĐH Cần Thơ kể lại.

Theo anh Khải Minh, sau đó gia đình đưa Minh đến bệnh viện tâm thần điều trị hết học kỳ 1 năm thứ 3. "Sang học kỳ 2, mẹ bạn Minh đưa anh lên Cần Thơ và Minh đăng ký học tiếp. Nhưng vào lớp học chưa được 1 tháng, Minh tiếp tục đi ra đường băng bó “vết thương” cho những cây bị gãy nhánh. Lúc đó, bạn bè báo tin cho gia đình bạn Minh và lần thứ 2 mẹ bạn Minh đưa Minh vào bệnh viện tâm thần điều trị tiếp", anh Khải Minh kể tiếp.

Hơn 1 tháng điều trị, sức khoẻ và tâm trí anh Minh ổn định, bệnh viện cho xuất viện. Thấy sức khoẻ của anh Minh chưa bình phục hẳn nên gia đình xin bảo lưu kết quả cho anh 1 năm. Trong thời gian ở nhà, ban ngày anh Minh theo cha đi lặn đất thùng, lấy tiền đạp xe đạp xuống tận Cần Thơ mua sách, giáo trình, chuẩn bị cho ngày đi học lại.

Ông Trần Hiến – cha anh Minh kể: “Ngày nó trở lại nhập học cũng là lúc bạn bè chung lớp của nó ra trường. Có lẽ từ cú sốc này, cháu nó tự tạo áp lực cho bản thân nên khi vào học chưa hết học kỳ thứ hai (năm 3) thì cháu Minh phát bệnh trở lại. Và lần phát bệnh này các bác sĩ bảo nặng hơn trước, bởi vậy mẹ của nó ở suốt bệnh viện hơn 4 tháng trời chăm sóc. Cũng may bệnh tình của nó giảm, các bác sĩ cho về nhưng căn dặn đừng cho cháu đi học nữa!”

Khi nào con thôi học?

Sau lần đó, anh Minh về nhà và nghe lời bác sĩ, người thân không đi học được 3 năm. Đến năm 2010, anh Minh bỗng nhiên quyết chí đi học lại, anh đi mua sách vở tự học ở nhà và nộp hồ sơ thi vào ngành xây dựng dân dụng (hệ Cao đẳng) do trường Cao đẳng Cộng đồng tỉnh Hậu Giang tổ chức tuyển sinh.

Kết quả thi, anh Minh là một trong 3 thí sinh đỗ cao nhất trong tổng số hơn 100 thí sinh trúng tuyển. Nhưng do thí sinh trúng tuyển không đến làm hồ sơ nhập học nên nhà trường tạm quản 1 năm. Đầu năm học 2011 – 2012, nhà trường mở lớp, bà Tiệp mừng thầm đưa anh Minh đến trường đóng tiền nhập học cho anh. Ai ngờ anh Minh học đúng 1 tháng thì bệnh cũ tái phát, nhà trường thông báo cho gia đình và bà Tiệp lại khăn gói hoả tốc xuống Hậu Giang đưa anh Minh vào bệnh viện tâm thần điều trị.

Anh Cao Văn Quí –bạn chung lớp xây dựng với anh Minh chia sẻ: “Gia đình bạn Minh là hộ nghèo lại đông anh em (6 người) nên gia đình rất khó khăn. Vì thế, thấu hiểu tình cảnh của gia đình bạn Minh nên mỗi lần nghe tin Minh phát bệnh hoặc đi học trở lại thì bạn bè trong lớp đều tiếp sức chút ít. Nhưng về lâu dài, số tiền lớn hơn để gia đình bạn ấy có điều kiện chữa bệnh ở những bệnh viện tuyến trên thì rất cần bạn đọc Dân trí tiếp sức.”

Theo bà Tiệp cho biết, mặc dù 5, 6 năm anh Minh mới gặp lại bàn bè học chung lớp nhưng điều làm mọi người ngạc nhiên là anh nhớ tên từng người một. Có khi anh còn nhắc lại những kỷ niệm hồi bạn bè ở chung nhà trọ, những buổi tối ăn mì tôm ôn bài thi đến sáng,… Nhưng có một điều bạn bè đến thăm anh Minh không bao giờ nhắc đến là chuyện học hành và chức vụ, vì bà Tiệp sợ anh Minh buồn nên đã căn dặn trước.

“Chẳng biết cháu Minh đến khi nào mới chịu thôi học. Bạn bè của nó đến thăm tui mừng lắm nhưng cũng nồm nộp lo sợ. Vì lở cháu nào sơ ý nhắc đến chuyện học hành, nhất là chuyện xây dựng nhà cửa thì đêm đó nó chẳng ngủ. Nó cứ lấy giáo trình ra xem tới xem lui rồi tính toán, nói với tui: “Mẹ an tâm đi khi con ra trường, con sẽ xây cho mẹ một căn nhà đẹp cho cha mẹ và các em ở. Mẹ không phải lo nhà sập đè chết tụi con mỗi khi trời giông gió, mưa bão!” Bà Tiệp nghẹn ngào nước mắt nhìn anh Minh cặm cụi múc từng thìa cơm trắng, khô veo. Chúng tôi thấy cũng chát đắng ở cổ mình!

Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:

1.Huỳnh Thị Tiệp - ấp Hoà Mỹ, xã Hoà Hưng, huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang.

ĐT 0977 533 884

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước