Trái tim cho em: Tri ân ngày Thầy thuốc Việt Nam

Thảo Vi-Thứ ba, ngày 27/02/2018 14:06 GMT+7

VTV.vn - Nhân dịp kỷ niệm 63 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam, chương trình Trái tim cho em thực hiện buổi livestream để tri ân và lắng nghe những tâm sự ít ai biết tới của các bác sỹ.

Trên hành trình đem tới những trái tim khỏe mạnh cho các em bé mắc bệnh tim bẩm sinh là đôi tay tận tụy của các bác sỹ. Từ những buổi khám sàng lọc tới khi phẫu thuật, rồi hậu phẫu, các đôi bàn tay ấy vẫn luôn ân cần chăm sóc, chở che để giúp các em bé có thể phục hồi và thoải mái vui cười, chạy nhảy.

Tuy vậy, chẳng mấy ai tỏ tường về cuộc sống thường ngày của những người bác sỹ ấy. Nhân dịp kỷ niệm 63 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam sắp tới, chương trình Trái tim cho em dành thời gian để tri ân những y bác sỹ đang từng ngày giành lại sự sống cho trẻ em mắc bệnh tim bẩm sinh. Trong buổi livestream đầu tiên của năm Mậu Tuất, chúng ta hãy cũng lắng nghe những tâm sự về câu chuyện công việc mà ít ai biết tới của người làm nghề y.

Trái tim cho em: Tri ân ngày Thầy thuốc Việt Nam - Ảnh 1.

Trong buổi livestream có sự góp mặt của: TS. BS Đỗ Anh Tiến - Phó khoa Phẫu thuật tim mạch và lồng ngực, Bệnh viện E; BS Nguyễn Tùng Sơn – Bác sỹ can thiệp tim mạch, Khoa Tim mạch và Lồng ngực, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.

Trong buổi livestream các bác sỹ đã chia sẻ về những kỷ niệm vui, buồn trong suốt chặng đường đồng hành cùng chương trình Trái tim cho em.

BS Nguyễn Tùng Sơn chia sẻ:

Trái tim cho em: Tri ân ngày Thầy thuốc Việt Nam - Ảnh 2.

BS Nguyễn Tùng Sơn – Bác sỹ can thiệp tim mạch, Khoa Tim mạch và Lồng ngực, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức

Những ngày đầu khi mới đi khám sàng lọc, chúng tôi đã gặp phải rất nhiều khó khăn. Đặc biệt là khi khám ở nơi vùng sâu vùng xa, đi bộ xa và rất hiểm trở, một bên là vực, một bên là núi, rất khó đi. Mỗi chuyến đi như vậy mang đến cho tôi rất nhiều kỷ niệm có cả vui và buồn. Vui khi đem lại nguồn sống cho các cháu, còn buồn là khi có những ca mình không thể cứu chữa được.

Trong nhiều ca phẫu thuật, việc phải trực 24g không ngủ, hoặc mổ 10 - 12 tiếng là chuyện bình thường. Có khi những đợt hai ngày không ngủ. Thường là không ăn, hoặn ăn cho qua bữa thôi. Để vượt qua được cường độ làm việc như vậy thì người làm nghề như chúng tôi phải có niềm đam mê và quan trọng là có gia đình vững chắc. Có những lúc đi trực 2 - 3 ngày liền mọi người đều mong chờ.

Trao đổi với TS. BS Đỗ Anh Tiến:

Trái tim cho em: Tri ân ngày Thầy thuốc Việt Nam - Ảnh 3.

TS. BS Đỗ Anh Tiến - Phó khoa Phẫu thuật tim mạch và lồng ngực, Bệnh viện E

Trong thời gian đầu đi khám tại vùng sâu vùng xa gặp rất nhiều khó khăn, không phải do đường xa mà cái khó nhất là không thể tập hợp được các cháu đến Trung tâm y tế và thăm khám.

Trong thời gian công tác thì tôi nhớ rất nhiều trường hợp nhưng có một tường hợp ở Điện Biên. Khi phát hiện ra cháu bị bệnh thì rất phức tạp không phải mổ 1 lần là xong. mà bố mẹ cháu là người dân tộc không biết tiếng kinh, may là có người chú đi cùng. Ekip bác sĩ có giải thích cho gia đình hiểu là mổ xong lần này thì 1 năm sau phải mổ lại. Nhưng sau 1 năm gọi điện cho gia đình để báo cháu xuống mổ thì gia đình kêu không có tiền. Chúng tôi lại liên hệ và nhờ đến sự hỗ trợ của chương trình Trái tim cho em để giúp đỡ cháu về phần chi phí mổ, còn các bác sĩ trong viện thì lo ăn uống cho cháu.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!


Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước