Nằm ở châu Phi, Mauritania là cái tên không quá nổi bật trên bản đồ quốc tế, thế nhưng nơi đây được coi là thành trì cuối cùng của chế độ nô lệ vì là quốc gia cuối cùng trên thế giới bãi bỏ chế độ nô lệ vào năm 1981. Tuy nhiên, có lẽ 2 chữ “bãi bỏ” chỉ có ý nghĩa trên giấy tờ. Vậy đâu là nguyên nhân của tình trạng này?
Thứ tài nguyên mà Mauritania có nhiều nhất, chính là những cồn cát trải dài vô tận. Đất canh tác chỉ chiếm 0,2%. Trong hoàn cảnh đó, nhiều người dân Mauritania không biết dựa vào đâu mà sống, ngoài việc trở thành nô lệ cho những chủ nô giàu có.
Nô lệ tại Mauritania phải làm tất cả những công việc nặng nhọc như chăn gia súc, trồng trọt, kèm theo vô số đòn roi, mà đổi lại có khi chỉ là một bữa ăn sơ sài. Giống như chế độ nô lệ trong thời kỳ đen tối, một khi trở thành nô lệ, họ hoàn toàn thuộc quyền sở hữu của các chủ nô, có thể bị đem ra cho, tặng như hàng hóa. Thậm chí, con cái của những nô lệ này cũng tự động trở thành nô lệ như một nghề “gia truyền”.
Tuy nhiên, “nô lệ” lại là từ cấm kỵ tại Mauritania. Ở đây, không ai được phép nói về chế độ này. Nếu bị bắt gặp nói chuyện đó với người ngoài, người cung cấp tin có thể sẽ bị bắt và tra tấn.
Trước tình trạng đó, những người dân Mauritania mà một nửa trong số đó mù chữ và sống dưới mức 2 USD/ngày chỉ có thể chấp nhận tình trạng nô lệ vẫn tồn tại tại đây, ngay giữa thế kỷ XXI.
Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!