Hiện tượng tẩy trắng san hô tại rạn san hô Great Barrier trong hai năm 2016, 2017. (Ảnh: The Guardian)
Các nhà khoa học nhấn mạnh, nước biển ấm lên đã khiến tình trạng tẩy trắng san hô càng thêm nghiêm trọng, ảnh hưởng đến quá trình phục hồi của rạn san hô Great Barrier Reef. Bên cạnh quá trình ấm lên trên toàn cầu, chất lượng nước kém tại khu vực này cũng là nguyên nhân chính làm cho san hô bị tẩy trắng. Đến nay, 2/3 tổng diện tích của toàn rạn san hô lớn nhất thế giới này đã bị tẩy trắng, hi vọng phục hồi gần như bằng không.
Đại dương nóng lên đã dẫn đến sự tẩy trắng san hô ở rạn Great Barrier. (Ảnh: rte.ie)
Hiện tượng tẩy trắng không khiến san hô chết ngay lập tức. Tuy nhiên, phải cần thời gian dài khoảng 10 năm để các rạn san hô dần dần phục hồi. Điều mà các nhà khoa học Australia lo ngại là san hô có thể chết trước khi quá trình phục hồi diễn ra.
Rạn san hô Great Barrier Reef là một di sản thiên nhiên thế giới và là nơi có mức độ đa dạng sinh học cao nhất, có giá trị khoa học đặc biệt quan trọng. Đây đã là năm thứ 2 liên tiếp hiện tượng tẩy trắng san hô trên diện rộng diễn ra và đây thực sự là một hồi chuông báo động về hiện trạng san hô tại đây.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam tại TV Online!