Biến đổi khí hậu có thể làm trầm trọng thêm tình trạng suy thoái tài nguyên và xung đột bạo lực

Quỳnh Chi (Theo Reuters)-Thứ bảy, ngày 09/10/2021 09:45 GMT+7

(Ảnh minh họa: AP)

VTV.vn - Vòng luẩn quẩn cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên - xung đột bạo lực có thể đã qua ngưỡng phục hồi trên thế giới và có khả năng trở nên trầm trọng hơn do biến đổi khí hậu.

Báo cáo nghiên cứu của Viện Kinh tế và Hòa bình (IEP) cho biết, thực trạng mất an ninh lương thực, thiếu nước và tác động của thiên tai, kết hợp với gia tăng dân số cao đang gây ra xung đột và khiến người dân ở các khu vực dễ bị tổn thương phải di dời.

IEP sử dụng dữ liệu từ Liên Hợp Quốc và các nguồn khác để dự đoán các quốc gia và khu vực có nguy cơ cao nhất trong "Danh sách đe dọa sinh thái".

Serge Stroobants, Giám đốc IEP phụ trách khu vực châu Âu, Trung Đông và Bắc Phi cho biết, báo cáo xác định 30 quốc gia, nơi sinh sống của 1,26 tỷ người, là "điểm nóng" đang đối mặt với nhiều rủi ro nhất. Kết quả này dựa trên 3 tiêu chí liên quan đến tình trạng khan hiếm tài nguyên và 5 tiêu chí tập trung vào thảm họa thiên nhiên bao gồm lũ lụt, hạn hán và nhiệt độ tăng.

Ông Stroobants nói: "Chúng ta thậm chí chưa cần tính đến biến đổi khí hậu để chứng kiến ​​nguy cơ sụp đổ mang tính hệ thống, chỉ cần tác động của 8 mối đe dọa sinh thái (nói trên) cũng có thể dẫn đến hệ quả này. Và tất nhiên biến đổi khí hậu đang gia tăng tác động".

Biến đổi khí hậu có thể làm trầm trọng thêm tình trạng suy thoái tài nguyên và xung đột bạo lực - Ảnh 1.

Biến đổi khí hậu liên quan đến gia tăng xung đột vũ trang. (Ảnh: The Guardian)

Afghanistan bị quốc gia bị đe dọa nhất trong báo cáo. Theo đó, cuộc xung đột đang diễn ra đã làm tổn hại đến khả năng ứng phó với các rủi ro đối về nguồn cung cấp nước và lương thực, biến đổi khí hậu cũng như lũ lụt và hạn hán tại nước này.

Theo kết quả nghiên cứu, xung đột dẫn đến tình trạng suy thoái tài nguyên hơn nữa. Sáu cuộc hội thảo với sự tham gia của các chính phủ, tổ chức quân sự và nhóm phát triển vào năm 2020 đã đưa ra thông điệp rằng, "không có khả năng cộng đồng quốc tế sẽ có thể đảo ngược vòng luẩn quẩn ở một số nơi trên thế giới", IEP cho biết.

Điều này đặc biệt xảy ra ở Sahel và vùng Sừng châu Phi, nơi đã chứng kiến ​​các cuộc xung đột ngày càng nghiêm trọng hơn trong thập kỷ qua.

Báo cáo thông tin: "Với thực trạng xung đột leo thang, chỉ có thể dự đoán rằng biến đổi khí hậu sẽ có tác động sâu rộng hơn đến nhiều vấn đề trong số này".

Vanuatu yêu cầu Tòa án Công lý quốc tế cân nhắc về quyền được bảo vệ trước biến đổi khí hậu Vanuatu yêu cầu Tòa án Công lý quốc tế cân nhắc về quyền được bảo vệ trước biến đổi khí hậu Hơn 139 triệu người ảnh hưởng do biến đổi khí hậu và COVID-19 Hơn 139 triệu người ảnh hưởng do biến đổi khí hậu và COVID-19 Biến đổi khí hậu: Cảnh báo kinh hoàng về “10 triệu người tử vong” nếu thế giới không hành động Biến đổi khí hậu: Cảnh báo kinh hoàng về “10 triệu người tử vong” nếu thế giới không hành động

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước