Các loài thực vật đang biến mất nhanh và nỗ lực bảo tồn

Vân Ánh-Chủ nhật, ngày 11/12/2022 12:43 GMT+7

Tình trạng phá rừng ở Sumatra, Indonesia. (Ảnh: Getty)

VTV.vn - Con người phụ thuộc vào thực vật để có cái ăn, cái mặc, thuốc chữa bệnh, nhưng chúng ta lại biết rất ít về thực trạng của hơn 400.000 loài thực vật đang có trên Trái đất.

Do đó, chúng ta thường không biết rõ các vấn đề trong thế giới thực vật cho tới khi quá muộn.

Không giống như với động vật, giới nghiên cứu không thể theo vết của một loài cây hay kiểm đếm chúng.

Tiến sỹ Carly Cowell, Vườn bách thảo hoàng gia Kew, Anh, nói: "Tôi cho rằng mối đe dọa lớn nhất ngay trước mắt đối với các loài thực vật trên thế giới là những thay đổi trong việc sử dụng đất, dù đó là trong nông nghiệp hay để làm nhà ở. Nhưng rõ ràng đây là mối đe dọa ngay tức thì vì các cánh rừng bị chặt phá, những cánh đồng cỏ nguyên sơ bị xóa sổ".

Trước đà bị biến đổi của các cánh rừng, ít nhất 40% các loài thực vật còn tồn tại đang đối mặt với các vấn đề nghiêm trọng. Tốc độ tuyệt chủng của các loài thực vật đang cao hơn ít nhất là 500 lần so với tốc độ tuyệt chủng tự nhiên của các loài trước khi có yếu tố con người.

Các loài thực vật đang biến mất nhanh và nỗ lực bảo tồn - Ảnh 1.

Loài cây St Helena Olive đã tuyệt chủng vào năm 2003. (Ảnh: Rebecca Cairn Wicks)

Theo Tiến sỹ Carly Cowell: "Chúng ta không chỉ mất đi những lợi ích trước mắt như các loài thực vật giúp ổn định đất đai và sản sinh ra oxy, màu sắc xanh tự nhiên trong môi trường là thứ mà chúng ta thấy gần gũi, khiến chúng ta thư thái. Việc mất đi các loài thực vật còn khiến chúng ta mất cơ hội có được liệu pháp điều trị ung thư, COVID-19 hay một loại bệnh nào đó".

Các nhà khoa học cho đến nay đã dành nhiều thập kỷ để cố gắng nuôi trồng những loài thực vật đang biến mất, lưu trữ các hạt giống trong những hầm lớn.

Tiến sỹ Colin Clubbe, Vườn bách thảo hoàng gia Kew, cho biết: "Đây là cây xô thơm giống từ quần đảo Cayman, đã bị tưởng là tuyệt chủng từ lâu. Nhưng Bộ Môi trường Anh đã nỗ lực dự trữ được hạt giống. 40.000 hạt giống đã được chuyển vào Ngân hàng hạt giống thiên niên kỷ ở Vườn bách thảo hoàng gia Kew và tại Vườn bách thảo Nữ hoàng Elizabeth II ở Cayman".

Hiện Hội nghị Liên hợp quốc về đa dạng sinh học đang diễn ra ở Canada với mục tiêu phát triển một chiến lược toàn cầu về bảo vệ và bảo tồn thiên nhiên, mà cụ thể là thuyết phục các nước dành ra 30% diện tích đất để bảo tồn thực vật trong vòng 7 năm tới.

Một nhiếp ảnh gia nỗ lực bảo tồn các loài thực vật quý hiếm Một nhiếp ảnh gia nỗ lực bảo tồn các loài thực vật quý hiếm

VTV.vn - Một nhiếp ảnh gia người Malaysia đã tìm cách bảo tồn các loài thực vật quý ngay trong chính khu vườn nhà mình.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước