Campuchia và Kenya bảo tồn di sản theo cách nào?

Ban Thời sự-Thứ ba, ngày 03/04/2018 06:00 GMT+7

VTV.vn - Ngăn chặn làn sóng phương Tây, sống hài hoà thiên nhiên, phục hồi và nghiên cứu khảo cổ học trong các di sản... là những việc hai quốc gia này thực hiện để bảo tồn di sản.

Thế giới cũng phải đối mặt với bài toán bảo tồn và phát triển. Thành phố Venice (Italy) đã phải hạn chế lượng khách du lịch đang có nguy cơ bóp nghẹt cuộc sống và di sản; Vạn Lý trường Thành Trung Quốc cũng hạn chế số khách tham quan trong 1 ngày.

Tuy nhiên, bảo tồn di sản không có nghĩa là đóng khung di sản vào một lồng kính để ngắm. Nhiều quốc gia đã có không ít dự án du lịch vừa bảo tồn và tạo sức hút cho di sản như một điểm đến hấp dẫn.

Kenya

Campuchia và Kenya bảo tồn di sản theo cách nào? - Ảnh 1.

Những con lừa tại thị trấn cổ Lamu, Kenya.

Chỉ cho phép những con lừa được vào thị trấn đó là cách mà chính quyền bảo vệ thị trấn cổ Lamu, Kenya bảo vệ di sản. Lamu siết chặt các ngả đường, cấm xe ô tô, xe máy và xe đạp để bảo vệ nguyên gốc di sản văn hoá này.

Thị trấn của đảo Lamu là nơi cổ nhất được bảo tồn nghiêm ngặt nhất tại khu định cư Swahili tại Đông Phi để duy trì truyền thống vốn có. Đây là nơi sinh sống của 10.000 dân cư với vỏn vẹn 50 phương tiện ban đầu.

Năm 2001, thị trấn cổ Lamu được UNESCO công nhận là di sản thế giới bởi những giá trị độc đáo. Ngăn chặn làn sóng phương Tây, không hiện đại hóa, sống hài hoà với thiên nhiên, chỉ sử dụng lừa di chuyển và vận chuyển là việc làm tiên quyết chính quyền nơi này đặt ra.

Lamu là quần thể hơn 65 đảo với bờ biển trải dài 130km mang giá trị văn hoá châu Phi, Arab, Ấn Độ.

Campuchia

Campuchia và Kenya bảo tồn di sản theo cách nào? - Ảnh 2.

Đền Angkor Wat, Campuchia.

Angkor là một trong các di tích quan trọng bậc nhất tại Campuchia được xem là tuyệt đỉnh của nghệ thuật và kiến trúc Khmer. Ngay khi được Unesco công nhận là di sản thế giới vào năm 1992, Angkor đã trở thành tiềm lực tăng trưởng kinh tế của quốc gia này khi tăng trưởng lượt du khách trung bình 25% mỗi năm.

Quản lý sự phát triển của dòng chảy du lịch luôn là một ưu tiên lớn của ban quản lý Angkor. Sự gia tăng khách du lịch đã dẫn tới sự tăng trưởng dân số sống trong các khu vực công viên khảo cổ ở Angkor.

Người dân sống trong khu vực này được tạo điều kiện làm việc trong Cơ quan khảo cổ Angkor Apsapa để tránh tối thiểu tác động lên di sản.

Những cơ chế bảo tồn di sản thế giới này được chủ trì bởi Pháp và Nhật Bản cùng sự phối hợp của các nhà tài trợ và các chuyên gia đến từ khắp nơi trên thế giới. Công việc bao gồm phục hồi và nghiên cứu khảo cổ học trong các di sản, đào tạo các chuyên gia bảo tồn tại địa phương bảo đảm phát triển bền vững chiến lược đã được thông qua trong thập niên trước.

Mặc dù Angkor phải đối mặt với rất nhiều khó khăn nhưng sức sống của di sản với mô hình quản lý chuẩn chỉ vẫn thu hút hàng triệu du khách đến tham quan, tìm hiểu, nghiên cứu. Thành công của Angor đã minh chứng cho hiệu quả thực hiện của Công ước Di sản Thế giới và sự đoàn kết quốc tế.

Campuchia thu về 100 triệu USD từ vé tham quan Đền Angkor Wat Campuchia thu về 100 triệu USD từ vé tham quan Đền Angkor Wat Một ngày thăm quan quần thể đền đài Angkor Một ngày thăm quan quần thể đền đài Angkor Cân bằng phát triển kinh tế và bảo tồn di sản ở Anh Cân bằng phát triển kinh tế và bảo tồn di sản ở Anh

Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước