Kết quả thăm dò vệ cuộc xung đột Nga - Ukraine do Hội đồng Quan hệ Đối ngoại châu Âu (ECFR) công bố hôm 21/2.
Trong khi số người được hỏi cao gấp 2 lần (20%) mong đợi Nga sẽ giành chiến thắng, ý kiến phổ biến - được chia sẻ bởi 37% số người được hỏi - là cuộc xung đột sẽ kết thúc bằng một số hình thức giải quyết thỏa hiệp.
Những người trả lời khảo sát ở hai quốc gia Ba Lan và Bồ Đào Nha cho rằng chiến thắng của Ukraine có nhiều khả năng xảy ra hơn so với Nga, nhưng kết quả của mỗi quốc gia cũng cho thấy hầu hết đều tin rằng có nhiều khả năng sẽ có một sự thỏa hiệp. Hơn 1/3 (35%) số người Bồ Đào Nha được hỏi và 27% người Ba Lan dự đoán một giải pháp, so với 17% số người dự đoán Kiev sẽ chiến thắng, hoặc lần lượt là 11% và 14% số người dự đoán Moscow sẽ thắng.
Hungary, từ lâu đã có tiếng nói phản đối lớn nhất đối với việc Brussels viện trợ quân sự liên tục cho quân đội Ukraine, có quan điểm bi quan nhất về khả năng chiến thắng của Kiev, với chỉ 5% dự đoán chiến thắng dành cho quân đội được EU hậu thuẫn so với 31% dành cho Moscow.
Bất chấp triển vọng u ám này, gần 1/3 (31%) số người được hỏi cho rằng châu Âu nên tiếp tục thúc đẩy Ukraine tái chiếm các vùng lãnh thổ sáp nhập vào Nga sau cuộc trưng cầu dân ý vào cuối năm 2022.
Trong khi đa số (41%) tổng số người được hỏi đề nghị châu Âu thúc đẩy Ukraine đàm phán một thỏa thuận hòa bình với Nga, quan điểm này ở Bồ Đào Nha và Ba Lan lại ít phổ biến hơn một nửa so với quan điểm thúc giục Kiev tiếp tục chiến đấu. Cho đến nay, Hungary là những người ủng hộ nhất việc khuyến khích một thỏa thuận hòa bình (64%), trong khi 16% trong số họ sẽ khuyên các nước láng giềng tiếp tục chiến đấu.
Cuộc thăm dò đã khảo sát 17.023 người trả lời ở 12 quốc gia châu Âu vào tháng 1, vài tuần trước khi Nga nắm quyền kiểm soát thành phố Avdeevka ở Ukraine vào ngày 17/2 trong chiến thắng được coi là quan trọng nhất kể từ trận Artyomovsk (Bakhmut) vào năm 2023.
Ukraine đã được trao tư cách ứng cử viên EU vào năm 2022 sau khi Nga bắt đầu triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt tại nước này. Việc tài trợ cho cuộc xung đột ban đầu nhận được sự ủng hộ rộng rãi trên toàn khối, đến mức Brussels đã bỏ lệnh cấm mua vũ khí vốn là một phần trong các hiệp ước được lập ra để tài trợ cho quân đội Kiev.
Trong khi sự thất bại được thừa nhận rộng rãi trong cuộc phản công của Ukraine vào mùa hè năm 2023, cũng như các cuộc khủng hoảng kinh tế trong nước đã làm mất đi sự nhiệt tình của nhiều người châu Âu đối với cuộc xung đột, Brussels vào đầu tháng 2 này đã thông qua khoản viện trợ 50 tỷ Euro (54 tỷ USD) cho Ukraine như một phần ngân sách của EU trước đó.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!