COVID-19 làm tăng nguy cơ mắc chứng sương mù não và mất trí nhớ

Quỳnh Chi (Theo Sky News)-Thứ sáu, ngày 19/08/2022 06:10 GMT+7

(Ảnh minh họa: Sky News)

VTV.vn - Những người từng mắc COVID-19 phải đối mặt với nguy cơ phát triển các bệnh thần kinh như rối loạn tâm thần, mất trí nhớ và sương mù não trong vòng hai năm sau khi nhiễm.

Đây là kết quả của một nghiên cứu mới. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng người trưởng thành cũng phải đối mặt với nguy cơ lo lắng và trầm cảm, nhưng tình trạng này sẽ giảm bớt trong vòng hai tháng kể từ khi họ mắc COVID-19.

Nghiên cứu trên 1,25 triệu người được chẩn đoán mắc COVID-19 cho thấy, trẻ em có nhiều khả năng được chẩn đoán mắc một số bệnh lý thần kinh như co giật và rối loạn tâm thần. Tuy nhiên, khả năng này sau khi mắc COVID-19 ở trẻ em thấp hơn ở người lớn.

Nghiên cứu đã phân tích dữ liệu về 14 chẩn đoán thần kinh và tâm thần được thu thập từ hồ sơ sức khỏe điện tử chủ yếu từ Mỹ trong khoảng thời gian hai năm. Kết quả cho thấy, ở người lớn, nguy cơ bị trầm cảm hoặc lo lắng tăng lên sau khi mắc COVID-19, nhưng trở lại giống như với các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp khác trong vòng khoảng hai tháng.

Tuy nhiên, nguy cơ chẩn đoán gặp một số tình trạng sức khỏe tâm thần và thần kinh khác sau khi nhiễm COVID-19 vẫn cao hơn so với các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp khác vào cuối hai năm theo dõi.

COVID-19 làm tăng nguy cơ mắc chứng sương mù não và mất trí nhớ - Ảnh 1.

Trong vòng 2 năm sau khi mắc COVID-19, người bệnh có thể được chẩn đoán mắc một số bệnh lý thần kinh và tâm thần. (Ảnh: Yahoo Finance)

Người trưởng thành từ 64 tuổi trở xuống có nguy cơ mắc chứng sương mù não và rối loạn cơ vận động cao hơn so với những người bị nhiễm trùng đường hô hấp khác.

Ở người từ 65 tuổi trở lên mắc COVID, tỷ lệ xuất hiện chứng sương mù não (1.540 trường hợp trên 10.000 người), sa sút trí tuệ (450 trường hợp trên 10.000 người) và rối loạn tâm thần (85 trường hợp trên 10.000 người) cao hơn so với những người trước đó bị nhiễm trùng đường hô hấp khác.

Các nhà nghiên cứu nhận thấy, biến thể Delta có liên quan đến nhiều rối loạn thần kinh và nguy cơ về bệnh tâm thần hơn so với biến thể Alpha và Omicron.

Giáo sư Paul Harrison, từ Đại học Oxford và là tác giả chính của nghiên cứu được công bố trên tạp chí The Lancet Psychiatry, cho biết, mặc dù những con số này không nhỏ nhưng chúng cũng không quá lớn và cần được đưa ra để chống lại gánh nặng ngày càng tăng liên quan đến các vấn đề về não và sức khỏe tâm thần có thể đã xảy ra đối với người dân vì đại dịch.

Ông Harrison nói: "Ngoài việc xác nhận những phát hiện trước đây rằng COVID-19 có thể làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh thần kinh và tâm thần trong sáu tháng đầu tiên sau khi nhiễm bệnh, nghiên cứu này còn cho thấy nguy cơ gia tăng này có thể kéo dài trong ít nhất hai năm".

COVID-19 có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh Parkinson COVID-19 có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh Parkinson

VTV.vn - Đây là một phần kết luận được đưa ra trong một nghiên cứu được đăng tải mới đây trên tạp chí Movement Disorders (Rối loạn vận động).

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước