Người thân của một gia đình cầm ảnh khi đang chờ đợi tin tức ở sân bay Juanda Airport, Surabaya, Indonesia.
Đại sứ quán sẽ giúp họ tiếp xúc với AirAsia, nếu các thành viên trong gia đình của hành khách liên lạc với Đại sứ quán.
Ông Herman bày tỏ hy vọng rằng AirAsia đã liên lạc với gia đình của hành khách Malaysia.
Hãng Bernama cũng cho biết, trường Đại học kỹ thuật Sarawak (Universiti Teknologi Mara Sarawak) đã khẳng định ông Sii Chung Huei, hành khách Malaysia duy nhất trên máy bay mất tích QZ8501, là chồng của phó giáo sư Annie Wong Muk Ngiik.
Theo ông Herman, các trung tâm khẩn cấp được đặt tại sân bay Surabaya, Jakarta và Singapore vì máy bay đang trên hành trình từ Surabaya đến Singapore.
Ông cảm ơn Chính phủ Malaysia đã gửi ba tàu của Hải quân Hoàng gia Malaysia (RMN) tham gia hoạt động tìm kiếm cứu nạn (SAR) phối hợp với Indonesia.
Trước đó, ngày 28/12, Thủ tướng Malaysia Najib Razak đã liên lạc với Tổng thống Indonesia Joko Widodo bày tỏ mối quan tâm về sự cố này.
Ngoài Malaysia, Indonesia cũng nhận được sự trợ giúp trong hoạt động tìm kiếm chiếc máy bay mất tích từ Singapore và Australia.
Các nguồn tin cho biết, Mỹ, Anh, Hàn Quốc, Trung Quốc và Ấn Độ cũng đã đề nghị giúp Indonesia, từ các phương tiện như máy bay và tàu hải quân đến các chuyên gia và các nhà điều tra.
Máy bay QZ8501, chở 162 hành khách và phi hành đoàn, cất cánh lúc 5 giờ 20 tại sân bay Surabaya, Indonesia ngày 28/12, và đã được dự kiến hạ cánh tại sân bay Changi của Singapore hồi 8 giờ 30.
Liên lạc cuối cùng của máy bay với trạm Kiểm soát không lưu vào hồi 6 giờ 12 (giờ Indonesiea).
Những người trên máy bay mất tích gồm 155 người Indonesia, ba người Hàn Quốc, một người Singapore, một người Anh, một người Pháp và một người Malaysia.
Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam TV Online.