Động vật thay đổi hình dạng để ứng phó với khủng hoảng khí hậu

Quỳnh Chi (Theo The Guardian)-Thứ tư, ngày 08/09/2021 10:42 GMT+7

Vẹt đuôi dài là một trong những loài có kích thước ngày càng tăng khi khí hậu nóng lên. (Ảnh: Alamy)

VTV.vn - Các nhà khoa học phát hiện ra rằng, động vật máu nóng đang thay đổi hình dạng sinh lý để thích nghi với thực trạng khí hậu ngày càng nóng hơn.

Các nhà nghiên cứu cho biết, động vật ngày càng thay đổi hình dạng vì khủng hoảng khí hậu. Trong đó, động vật máu nóng đang thay đổi hình dạng mỏ, chân và tai để thích nghi với khí hậu nóng hơn và có thể điều chỉnh nhiệt độ tốt hơn.

Khi nhiệt độ cơ thể quá nóng, chim sử dụng mỏ và động vật có vú dùng tai để phân tán sức nóng. Trong lịch sử, một số sinh vật ở vùng khí hậu nóng đã tiến hóa với mỏ hoặc tai lớn hơn để thoát nhiệt dễ dàng. Những khác biệt này ngày càng rõ rệt khi khí hậu ngày càng ấm lên.

Nếu động vật không kiểm soát được nhiệt độ cơ thể, chúng có thể bị quá nóng dẫn đến tử vong.

Báo cáo được công bố trên tạp chí Trends in Ecology & Evolution cho thấy sự khác biệt đặc biệt rõ rệt ở các loài chim.

Động vật thay đổi hình dạng để ứng phó với khủng hoảng khí hậu - Ảnh 1.

Kích thước mỏ của vẹt mulga ngày càng tăng. (Ảnh: Alamy)

Tác giả của nghiên cứu Sara Ryding thuộc trường Đại học Deakin, một nhà nghiên cứu về chim, cho biết: "Biến đổi hình dạng không có nghĩa là động vật đang đối phó với biến đổi khí hậu và tất cả đều ổn với sự thay đổi hình dạng này. Điều này chỉ có nghĩa động vật đang tiến hóa để tồn tại. Tuy nhiên, chúng tôi không chắc chắn các thay đổi này có thể dẫn tới những hậu quả sinh thái khác và liệu tất cả các loài đều có khả năng thay đổi để tồn tại hay không".

Mặc dù các nhà khoa học cho rằng rất khó để xác định chính xác tình trạng biến đổi khí hậu là nguyên nhân duy nhất đối với sự thay đổi hình dạng này, nhưng đó là đặc điểm chung của các trường hợp được nghiên cứu giữa các khu vực địa lý và ở nhiều loài khác nhau.

Ví dụ, một số loài vẹt Australia đã tăng kích thước cơ thể từ 4 - 10% kể từ năm 1871, tương quan thuận với nhiệt độ tăng trong mùa hè mỗi năm.

Động vật thay đổi hình dạng để ứng phó với khủng hoảng khí hậu - Ảnh 2.

Đôi cánh của dơi tăng kích thước. (Ảnh: Alamy)

Trong khi đó, nghiên cứu về chim họa mi ở Bắc Mỹ, một loại chim biết hót nhỏ, cho thấy mối liên hệ giữa sự gia tăng kích thước cơ thể và sự khắc nghiệt của nhiệt độ trong môi trường lạnh giá.

Các nhà nghiên cứu cũng đã báo cáo sự tăng chiều dài đuôi ở chuột đồng đuôi dài, kích thước đuôi và chân ở chuột chù mõm nhọn. Những con dơi ở vùng khí hậu ấm áp đã được chứng minh là tăng kích thước cánh.

Báo cáo lập luận rằng, sự thay đổi hình dạng ở động vật có thể sẽ tiếp tục diễn ra khi khí hậu trở nên ấm hơn: "Nhiệt độ tăng lên liên quan đến biến đổi khí hậu có khả năng ảnh hưởng đến nhu cầu điều hòa nhiệt đối với cơ thể của động vật. Nhiệt độ ngày càng tăng do biến đổi khí hậu có thể khiến động vật lựa chọn thay đổi hình dạng, kích thước bộ phận cơ thể để dễ tản nhiệt hơn".

Loài động vật có vú đầu tiên tuyệt chủng do biến đổi khí hậu Loài động vật có vú đầu tiên tuyệt chủng do biến đổi khí hậu

VTV.vn - Ngày 19/2, giới chức Australia tuyên bố loài gặm nhấm có tên khoa học là Bramble Cay melomys sinh sống tại dải san hô Great Barrier Reef (bang Queensland) đã tuyệt chủng.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước