Đức cắt trợ cấp cho người lao động không tiêm vaccine

Chuyển động 24/TTXVN-Thứ năm, ngày 23/09/2021 13:14 GMT+7

(Ảnh minh họa: AP)

VTV.vn - Từ tháng 11, người lao động không tiêm vaccine COVID-19 tại Đức sẽ không còn được nhận các khoản trợ cấp vì mất thu nhập trong thời gian phải thực hiện cách ly.

Bộ trưởng Bộ Y tế Đức Jens Spahn đã công bố quyết định trên sau cuộc làm việc với giới chức y tế 16 bang của nước này ngày 22/9.

Theo quy định hiện hành, Đức hỗ trợ một khoản tiền cho người lao động chưa tiêm vaccine COVID-19 nhưng phải thực hiện cách ly trong ít nhất 5 ngày sau khi họ tiếp xúc với người mắc bệnh hoặc người mới trở về từ các vùng dịch có nguy cơ lây nhiễm cao ở nước ngoài. Trong khi đó, những người đã tiêm vaccine không bị buộc phải cách ly.

Bộ trưởng Jens Spahn cho biết, chính sách hỗ trợ nói trên sẽ hết hiệu lực từ ngày 1/11 và đây là quy định mới nhất của Chính phủ Đức nhằm khuyến khích người dân tích cực tiêm vaccine ngừa COVID-19.

Bộ trưởng Jens Spahn khẳng định, việc tiêm chủng hay không là quyết định của mỗi cá nhân, nhưng quyết định đó luôn phải đi kèm với trách nhiệm về tài chính.

Đức cắt trợ cấp cho người lao động không tiêm vaccine - Ảnh 1.

63,4% dân số Đức tiêm chủng đầy đủ 2 mũi vaccine ngừa COVID-19. (Ảnh: AP)

Theo thống kê của Viện Dịch tễ Robert Koch Institute (RKI), tính đến ngày 22/9, đã có tổng cộng 63,4% dân số Đức tiêm chủng đầy đủ 2 mũi vaccine ngừa COVID-19. Con số này thấp hơn tỷ lệ 85% mà Viện này cho rằng cần thiết để đạt miễn dịch cộng đồng.

Trong 24 giờ qua, Đức ghi nhận 10.454 ca mắc mới COVID-19 và tỷ lệ người nhiễm mới trong 7 ngày qua là 65 trường hợp/100.000 dân.

Liên quan đến việc người dân không tiêm vaccine, Chính phủ Pháp cho biết, khoảng 3.000 nhân viên tại các bệnh viện, cơ sở dưỡng lão và trung tâm y tế buộc phải thôi việc do những người này không tuân thủ quy định tiêm vaccine phòng COVID-19.

Quy định bắt buộc tiêm vaccine đối với nhân viên tại các cơ sở y tế ở Pháp đã có hiệu lực từ ngày 15/9. Theo nhật báo địa phương Nice Matin, gần 450 trong tổng số 7.500 nhân viên y tế tại một bệnh viện tại thành phố Nice đã bị nghỉ việc.

Bộ trưởng Bộ Y tế Pháp Olivier Veran khẳng định, quy định này sẽ không gây xáo trộn trong ngành y tế với 27 triệu lao động. Ông nhấn mạnh, hầu hết những nhân viên bị buộc thôi việc chỉ đảm nhận vị trí phụ trợ trong lĩnh vực y tế và hơn nữa, việc cho nghỉ việc chỉ là tạm thời. Nhiều nhân viên y tế sau đó đã tiêm vaccine.

Đức chính thức áp dụng tiêm trộn vaccine COVID-19 Đức chính thức áp dụng tiêm trộn vaccine COVID-19

VTV.vn - Đức sẽ cho phép kết hợp tiêm liều đầu bằng vaccine AstraZeneca và liều hai bằng một loại vaccine công nghệ mRNA như Pfizer hoặc Moderna.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước