Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus. (Ảnh: AP)
Trong một lá thư đề ngày 7/10 được đánh dấu là “Nhạy cảm”, việc đình chỉ tài chính nói trên sẽ được thực hiện ngay lập tức đối với 5 chương trình của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Congo, trong đó có các chương trình phòng chống dịch Ebola và COVID-19 của tổ chức này. Tổng số tiền tài trợ cho các chương trình này là hơn 20,7 triệu Euro (24,02 triệu USD).
Trong một thông báo được gửi qua email tới văn phòng của hãng tin Reuters ở Brussels (Bỉ), Ủy ban châu Âu (EC) xác nhận việc đình chỉ tài trợ nói trên và hy vọng rằng, WHO sẽ có "các biện pháp bảo vệ vững chắc để ngăn chặn những sự cố không thể chấp nhận được như vậy, bên cạnh đó sẽ có hành động xử lý dứt khoát khi đối mặt với những tình huống tương tự".
Thông báo cũng nêu rõ, động thái trên sẽ không ảnh hưởng đến các khoản tài trợ của EU cho hoạt động của WHO ở những nơi khác.
Các quan chức của WHO đã liên hệ với từng cá nhân liên quan đến sự việc và không đưa ra phản ứng ngay lập tức đối với tuyên bố của EC.
Bà Gaya Gamhewage, Giám đốc phòng ngừa và ứng phó với bóc lột, lạm dụng và quấy rối tình dục của WHO trong cuộc phỏng vấn với Reuters tại Geneve, Thụy Sĩ ngày 26/10/2021. (Ảnh: Reuters)
Việc ngừng tài trợ của EU làm gia tăng áp lực ngoại giao đối với WHO và Tổng Giám đốc của tổ chức này Tedros Adhanom Ghebreyesus trong việc đưa ra các hành động để xử lý các vụ vi phạm và những thiết sót trong quản lý đã được báo cáo, đồng thời ngăn chặn tình trạng này tái diễn trong những chương trình của WHO ở những nơi khác trên thế giới.
Khoảng 83 nhân viên, chiếm tỷ lệ 1/4 trong số các nhân viên cứu trợ được WHO tuyển dụng, đã bị cáo buộc trong vụ bê bối lạm dụng tình dục liên quan đến việc cưỡng bức và lạm dụng tình dục trong suốt đợt dịch Ebola thứ 10 của Congo, theo một bản báo cáo được công bố vào tháng 9. Báo cáo đã trích dẫn 9 cáo buộc hiếp dâm liên quan đến các nhân sự của WHO.
EC đã đồng thời gửi một bản sao của bức thư nói trên tới chương trình Code Blue Campaign thuộc Aids-free World, một tổ chức gồm các chuyên gia pháp lý và các nhà hoạt động quốc tế chuyên theo dõi và vạch trần sự phân biệt đối xử, bất công, lạm dụng và bất bình đẳng, cũng như các tệ nạn xã hội trên thế giới.
EC yêu cầu WHO đưa ra phản hồi trong trong vòng 30 ngày và cho biết, Brussels sau đó sẽ cần 30 ngày tiếp theo để quyết định tiếp tục tài trợ hay tạm ngừng việc tài trợ thêm 30 ngày nữa. Trong thời gian chờ đợi này, WHO sẽ không được cấp kinh phí mới cho các hoạt động của WHO ở Congo, EC cho biết thêm.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!