Chủ tịch Hội đồng EU cho biết: "Các đại sứ đã đồng ý về nguyên tắc các cuộc đàm phán gia nhập EU của Ukraine và Moldova. Tổng thống Bỉ sẽ triệu tập các hội nghị liên chính phủ đầu tiên vào ngày 25/6".
Các Bộ trưởng EU dự kiến sẽ chính thức phê chuẩn quyết định này trong cuộc họp vào ngày 21/6.
Ukraine và nước láng giềng thuộc Liên Xô cũ Moldova đã nộp đơn xin gia nhập EU ngay sau khi Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine vào tháng 2/2022.
Một loạt các nước thành viên Liên minh châu Âu đã thúc ép khối này chính thức khởi động đàm phán vào ngày 25/6 sau khi các nhà lãnh đạo đưa ra quyết định mang tính bước ngoặt là mở các cuộc đàm phán vào tháng 12.
Tuy nhiên, sự phản đối từ Hungary - quốc gia thân thiện nhất với Nga trong EU - có nguy cơ làm chệch hướng động thái vốn đòi hỏi sự ủng hộ nhất trí của toàn bộ các nước thành viên Liên minh châu Âu.
Hungary đảm nhận chức Chủ tịch luân phiên của Hội đồng lập pháp Liên minh châu Âu vào tháng 7 và có lo ngại rằng điều này có thể cản trở tiến trình.
Sự phản đối tiếp theo có thể đến từ Chính phủ cánh hữu mới ở Hà Lan.
Ông Charles Michel - Chủ tịch Hội đồng châu Âu - đã hoan nghênh thỏa thuận này trong một thông điệp trên nền tảng truyền thông xã hội X. Ông Charles Michel viết: "Chúng tôi giữ lời hứa và sẽ hỗ trợ bạn trên con đường trở thành thành viên (EU)".
Đầu tháng 6 này, Ủy ban châu Âu cho biết Ukraine đã đáp ứng các yêu cầu cơ bản bao gồm nỗ lực hạn chế quyền lực của các nhà tài phiệt và đảm bảo tốt hơn quyền lợi của các dân tộc thiểu số.
Việc bắt đầu các cuộc đàm phán gia nhập EU sẽ đặt Ukraine vào tình thế bắt đầu một quá trình cải cách kéo dài nhiều năm trước khi nước này có thể trở thành thành viên EU.
Tháng 12/2023, EU đã cấp tư cách ứng cử viên EU cho Gruzia - nước láng giềng thuộc Liên Xô cũ của Nga. Gruzia đã thông qua các cuộc đàm phán gia nhập với Bosnia và mở các cuộc đàm phán tương tự với Serbia, Montenegro, Albania và Bắc Macedonia.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!