EU siết chặt trừng phạt đối với dầu mỏ Nga

Đàm Linh (Theo Euractiv)-Thứ năm, ngày 26/09/2024 15:02 GMT+7

Tàu chở dầu thô Clyde Noble của Nga neo đậu tại Cảng Karachi, Pakistan, tháng 6/2023. Pakistan đã nhận được lô hàng dầu thô giảm giá thứ hai của Nga theo một thỏa thuận mới giữa Islamabad và Moscow. (Ảnh: EPA-EFE)

VTV.vn - Ủy ban châu Âu (EC), Liên minh châu Âu (EU) và 12 nước đối tác đã họp tại Brussels (Bỉ) để thảo luận về hiệu quả của các biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với Nga.

Liên minh châu Âu (EU) và 12 quốc gia đối tác đã họp tại Brussels, Bỉ ngày 24/9 để thảo luận về hiệu quả của các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Moscow và các cách thức để tăng cường mức giá trần của G7 với dầu mỏ của Nga. Đây đã là lần thứ 4 các nước nhóm họp tại Brussels, với trọng tâm là củng cố các lệnh trừng phạt nhằm vào Nga.

Nhóm G7 phối hợp với EU, đã áp dụng mức giá trần vào cuối năm 2022, chặn quyền tiếp cận các dịch vụ vận chuyển và bảo hiểm của phương Tây nếu dầu được mua với giá trên 60USD/thùng, nhằm mục đích giảm khả năng tài trợ cho cuộc chiến của Moscow ở Ukraine.

Các cường quốc phương Tây, bao gồm cả EU, đã bắt đầu trừng phạt trực tiếp các tàu chở dầu mỏ từ năm 2023 trong nỗ lực đẩy hoạt động thương mại trở lại dưới mức trần.

EU siết chặt trừng phạt đối với dầu mỏ Nga - Ảnh 1.

Một tàu chở dầu của Nga (Ảnh minh họa: Polandatsea)

Tuần trước, ông David O'Sullivan - đặc phái viên về trừng phạt của EU - cho biết Liên minh châu Âu sẽ xem xét nhắm mục tiêu vào các tổ chức tài chính cụ thể và quá cảnh các sản phẩm từ Đông Nam Á qua Trung Quốc đang được quân đội Nga sử dụng, sau khi Kiev nhấn mạnh ngày 24/9 rằng Trung Quốc vẫn là "vấn đề lớn nhất".

Hiệu quả của lệnh trừng phạt

Hiệu quả của biện pháp trừng phạt của EU nhằm vào các tàu chờ dầu của Nga đã giảm sút kể từ cuối năm 2023 khi Moscow xây dựng một đội tàu ngầm gồm hàng trăm tàu ​​chở dầu, chủ yếu là những tàu cũ có nguy cơ xảy ra tai nạn cao hơn.

Hồi cuối tháng 6/2024, trong gói trừng phạt thứ 14, EU đã đưa thêm 69 cá nhân và 47 tổ chức vào "danh sách đen" cũng như lần đầu tiên nhắm tới khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) và hệ thống thanh toán ngân hàng của Nga. Lệnh trừng phạt này được cho là cản trở việc trung chuyển LNG của Nga từ các cảng EU, cũng như việc mua "LNG của Nga thông qua các kho cảng EU không được kết nối với hệ thống khí đốt tự nhiên".

Tuy nhiên, Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev sau đó bình luận trên Telegram rằng, gói trừng phạt thứ 14 của Liên minh châu Âu (EU) sẽ không đạt được mục tiêu và sẽ là một hành động thù địch khác nhằm vào Nga.

Bộ Ngoại giao Nga khẳng định bất kỳ hành động không thân thiện nào của phương Tây sẽ gặp phải "phản ứng cần thiết".

Theo các chuyên gia, các biện pháp trừng phạt của EU đối với khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Nga dường như chỉ là "muối bỏ bể".

Theo báo Vedomosti, nguồn cung cấp khí đốt của Nga cho EU thông qua đường ống TurkStream đã tăng vọt hơn 40% trong 7 tháng đầu năm nay so với cùng kỳ năm 2023.

Vào tháng 7 vừa qua, gã khổng lồ năng lượng nhà nước Nga Gazprom đã cung cấp hơn 1,5 tỷ m3 (bcm) khí đốt cho EU thông qua đường ống dẫn khí đột tự nhiên TurkStream, tăng 29% so với tháng trước, Vedomosti trích dẫn dữ liệu từ tập đoàn truyền tải khí đốt châu Âu Entsog.

EU đã quyết tâm giảm sự phụ thuộc vào LNG của Nga và thay vào đó tăng mua từ Mỹ. Tuy nhiên, theo Bloomberg, các nhà cung cấp của Mỹ đã giảm lượng khí đốt vận chuyển đến EU vào tháng 7, thay vào đó, họ gửi tàu chở LNG của mình đến các khu vực có nhu cầu cao hơn ở châu Á.

Nga hứng chịu bao nhiêu lệnh trừng phạt của phương Tây? Nga hứng chịu bao nhiêu lệnh trừng phạt của phương Tây?

VTV.vn - Bộ Ngoại giao Nga cho rằng chiến dịch trừng phạt không ngừng do Mỹ và EU thực hiện nhằm mục đích làm cho Nga "yếu đi" đến mức "sụp đổ".

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước