Giải pháp đảm bảo an ninh lương thực cho tương lai

Trung tâm Tin tức VTV24-Thứ sáu, ngày 20/12/2019 17:44 GMT+7

VTV.vn - Thay đổi thói quen tiêu dùng tốt cho sức khỏe và thân thiện với môi trường đang là hướng đi của nhiều quốc gia hiện nay.

Theo dự báo, dân số thế giới sẽ đạt mốc 9,5 tỷ người vào năm 2050 nhưng quy mô đất trồng trọt dự kiến sẽ không thể đáp ứng nhu cầu lương thực trong tương lai. Tập đoàn Microsoft mới đây đã mắt nền tảng nghiên cứu nông nghiệp FarmBeats tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) nhằm giúp giải quyết vấn đề năng suất lương thực tại Nam Phi. FarmBeats sẽ theo dõi nhiệt độ và độ ẩm của đất thông qua các mô hình điện toán đám mây sử dụng năng lượng mặt trời, từ đó đưa ra các hướng dẫn phù hợp trong canh tác.

Dù thế, việc trồng trọt, chăn nuôi truyền thống vẫn phụ thuộc nhiều vào yếu tố thiên nhiên. Do đó, một giải pháp khác là phát triển thực phẩm thay thế. Thịt nhân tạo được nuôi từ tế bào gốc trong phòng thí nghiệm hoặc dùng nguyên liệu gốc thực vật, để phát triển thành miếng thịt hoàn chỉnh. Hải sản như tôm, cá cũng có thể được sản xuất theo cách tương tự, từ đó, giảm thiểu được tác động đến môi trường của ngành chăn nuôi và tạo ra nguồn thịt thay thế bền vững hơn.

Tuy nhiên, theo Liên Hợp Quốc, để đẩy lùi biến đổi khí hậu một cách hiệu quả và tăng cường các nguồn lương thực, thực phẩm bền vững, người dân thế giới được khuyên nên đổi sang một chế độ ăn ít thịt. Hoạt động nông nghiệp hiện chiếm gần 1/10 lượng khí thải nhà kính toàn cầu, còn chất thải của gia súc gây ô nhiễm đất trồng và nguồn nước. Các nhà hoạt động môi trường cho rằng, chỉ cần thay 5% thịt bằng protein thực vật cũng đủ để cải thiện tình trạng trên.

Như vậy, có thể nói, chính thói quen tiêu dùng của con người cũng là yếu tố mạnh tác động đến nguồn cung lương thực, thực phẩm. Thay đổi thói quen tiêu dùng tốt cho sức khỏe và thân thiện với môi trường đang là hướng đi của nhiều quốc gia hiện nay.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước