Đây là quyết định do Chính phủ Hàn Quốc đưa ra vào ngày 6/1.
Với tình hình trúng thầu đơn hàng đóng tàu gần đây tăng lên, dự kiến ngành đóng tàu Hàn Quốc sẽ thiếu khoảng 14.000 nhân lực sản xuất cho tới cuối năm 2023.
Bộ Tư pháp Hàn Quốc đã phái cử tổng cộng 20 nhân viên hỗ trợ thẩm định đặc biệt về thị thực cho lao động ngành đóng tàu tới các thành phố nhằm đẩy nhanh quy trình cấp visa. Thời gian từ lúc thẩm định cho tới khi được cấp visa cũng sẽ được rút ngắn từ 5 tuần còn trong vòng 10 ngày.
Hàn Quốc cần thuê thêm 43.000 lao động trong 5 năm tới để duy trì khả năng cạnh tranh của ngành đóng tàu và vận tải biển, theo KOSHIPA.
Theo nghiên cứu công bố hôm 23/10 của Hiệp hội Đóng tàu và Hàng hải Hàn Quốc (KOSHIPA), ngành vận tải biển và hàng hải của nước này cần khoảng 135.000 lao động vào năm 2027. Theo đó, trong vòng 5 năm tới, ngành này cần thêm 43.000 lao động gia nhập trong bối cảnh đơn hàng đóng tàu cao kỷ lục để duy trì khả năng cạnh tranh.
Hàn Quốc thiếu lao động trong bối cảnh đơn hàng đóng tàu tăng cao kỷ lục. (Ảnh:Takaki Kashiwabara)
Tính đến tháng 7/2022, số lượng lao động ngành đóng tàu ở mức 92.394 người, giảm hơn một nửa so với mức cao nhất hồi năm 2014. Trước đó, nhân lực ngành đóng tàu địa phương tại Hàn Quốc chạm đỉnh với khoảnh 203.441 lao động vào năm 2014.
Cụ thể, trong 8 năm, số lượng công nhân thiết kế và nghiên cứu giảm khoảng 46.7%, trong khi, công nhân sản xuất giảm 58.3%.
Sự sụt giảm phần lớn là do các đợt sa thải quy mô lớn để đối phó với tình trạng các đơn đặt hàng giảm liên tục diễn ra trong 5-6 năm trước. Ngoài ra, tình trạng thiếu nhân lực tại nhiều nhà máy đóng tàu địa phương ngày càng trầm trọng hơn do nhiều kỹ sư tìm thấy cơ hội việc mới tại các hãng đóng tàu nước ngoài.
Hệ quả của thiếu hụt nhân lực sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh của các công ty đóng tàu trong bối cảnh đơn đặt hàng hiện không ngừng tăng.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!