Trẻ tự kỷ trong lớp học tại bang Kansas, Mỹ. (Ảnh: autismspeaks.org)
Chủ đề được Liên Hợp Quốc lựa chọn cho ngày này năm 2016 là "Gắn quyền lợi của người tự kỷ với quá trình thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của mỗi quốc gia". Trong thông điệp năm nay, Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon đã nhấn mạnh, một trong những quyền lợi của người bị tự kỉ là quyền được có việc làm. Ông Ban Ki-moon kêu gọi các quốc gia đảm bảo lời hứa "không ai bị để lại phía sau" mà các nước đã nhất trí trong mục tiêu phát triển bền vững.
Hiện có tới 80% số người tự kỷ trưởng thành đang thất nghiệp và sống phụ thuộc. Tuy nhiên, theo tổ chức "Tự kỷ lên tiếng", mọi chuyện có thể thay đổi nếu nhận thức của xã hội về chứng tự kỷ được nâng cao. Trên thế giới, tỷ lệ trẻ được phát hiện và chẩn đoán mắc tự kỷ đang gia tăng một cách đáng lo ngại. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, cứ 160 người thì có 1 người tự kỷ. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới hội chứng này bao gồm: yếu tố di truyền, môi trường sống, thiếu sự quan tâm của cha mẹ.
* Mời quý độc giả theo dõi Truyền hình trực tuyến các kênh của Đài Truyền hình Việt Nam.