Núi Ibu phun tro núi lửa nhìn từ trạm giám sát ở Tây Halmahera, Bắc Maluku (Ảnh: AFP)
Trung tâm giảm nhẹ hiểm họa địa chất và núi lửa quốc gia Indonesia (PVMBG) cho biết.
Cơ quan Quản lý thảm họa quốc gia Indonesia (BNPB) đã ra cảnh báo về lũ quét và dòng dung nham lạnh có thể xảy ra liên quan đến vụ phun trào núi lửa.
Vụ phun trào của núi lửa Ibu diễn ra lúc 11h03 ngày 1/6 (giờ địa phương, tức 2h03 theo giờ GMT). Núi lửa Ibu hoạt động sau một loạt vụ phun trào vào tháng 5, sau khi chính quyền nhận thấy hoạt động núi lửa gia tăng bắt đầu từ tháng 4, dẫn đến việc sơ tán cư dân sống trong 7 ngôi làng gần đó.
"Cột tro bụi núi lửa có màu xám dày đặc nghiêng về hướng Tây Nam" - BNPB cho biết và thông tin thêm người dân và du khách nên duy trì khoảng cách ít nhất 7 km với miệng núi lửa đang hoạt động.
BNPB yêu cầu chính quyền địa phương dự đoán các thảm họa thứ cấp như lũ quét và dòng dung nham lạnh. Phân tích của Cơ quan Khí tượng quốc gia Indonesia (BMKG) cho thấy có khả năng xảy ra mưa vừa đến mưa to ở khu vực này.
"Nếu có vật chất còn sót lại sau vụ phun trào thì cần phải dọn sạch ngay lập tức, vì điều đó rất nguy hiểm. Nếu có mưa lớn, lũ quét có thể xảy ra, gây thiệt hại về tài sản và tính mạng", ông Suharyanto - Giám đốc BNPB - cho biết trong một tuyên bố hôm 31/5.
PVMBG đã ban hành mức cảnh báo cao nhất đối với núi lửa Ibu kể từ ngày 16/5. Đợt phun trào hiện tại của núi lửa Ibu diễn ra sau một loạt vụ phun trào của các núi lửa khác ở Indonesia - quốc gia nằm trên "Vành đai lửa" Thái Bình Dương và có 127 núi lửa đang hoạt động.
Lũ quét và dung nham lạnh từ núi lửa Merapi - một trong những ngọn núi lửa hoạt động mạnh nhất ở tỉnh Tây Sumatra - đã bao phủ một số huyện lân cận sau trận mưa xối xả hôm 11/5, khiến ít nhất 67 người thiệt mạng và 20 người vẫn mất tích.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!