Jerusalem - Vùng đất linh thiêng về tôn giáo, nhạy cảm về ngoại giao

Anh Tuấn (Ban Thời sự)-Thứ sáu, ngày 08/12/2017 17:31 GMT+7

Jerusalem - Mảnh đất linh thiêng với 3 tôn giáo lớn trong khu vực. Ảnh: Getty Images

VTV.vn - Là thành phố thánh địa của 3 tôn giáo, là vùng đất mà chủ quyền là không thể nhượng bộ nên Jerusalem càng trở nên quan trọng đến thế với cả người Palestine và Israel.

Từ trước đến nay, các bên luôn phản ứng khá thận trọng với vùng đất này bởi chỉ cần một bước đi bất cẩn cũng có thể khiến xung đột nảy sinh bất cứ lúc nào.

Trước đó, năm 2000, phong trào phản kháng Intifada lần thứ 2 của người Palestine cướp đi hàng ngàn sinh mạng của cả hai bên Israel và Palestine đã bùng phát sau khi một chính trị gia nổi tiếng của Israel, ông Ariel Sharon tới thăm khu thành cổ Jerusalem.

Từ nhiều thế kỷ qua, Jerusalem là mảnh đất linh thiêng đối với 3 tôn giáo lớn trong khu vực là Thiên chúa giáo, Do Thái giáo và Hồi giáo. Càng có ý nghĩa về mặt tôn giáo bao nhiêu, Jerusalem lại càng nhạy cảm về mặt ngoại giao.

Nơi đây có Nhà thờ Mái vòm và nhà thờ Al Aqsa, địa điểm linh thiêng đối với người Hồi giáo nằm dưới sự quản lý của một cơ quan của Jordan.

Cách đó không xa là bức tường phía Tây hay còn gọi là "Bức tường Than khóc", địa danh thiêng liêng đối với người Do Thái. Người ta tin rằng nếu viết một lời cầu nguyện trên mảnh giấy và đặt mảnh giấy trong khe nào đó của bức tường thì lời cầu nguyện sẽ thành hiện thực.

Gần Bức tường than khóc là nhà thờ Mộ Thánh, nơi có nhiều chứng tích huyền thoại với Thiên chúa giáo, đặc biệt là ngôi mộ được cho là nơi chôn cất và phục sinh của Chúa Jesus. Tuy nhiên, chìa khoá nhà thờ lại nằm trong tay một gia đình Hồi giáo.

Tất cả các địa điểm này nằm trên một khu vực khoảng 1 km2, được coi là khu vực nhạy cảm nhất thế giới.

Theo ông Khaled Elgindy - Nhà phân tích từ Viện Brookings, Jerusalem là thành phố linh thiêng với cả 3 đức tin và là một biểu tượng hết sức mạnh mẽ. Bất kỳ sự thay đổi nào cũng sẽ thổi bùng ngọn lửa và kích động cực đoan.

Năm 1947, LHQ đưa ra một kế hoạch phân chia lãnh thổ với Jerusalem là một thể tách biệt, không thuộc về ai. Kế hoạch nói trên được các nhà lãnh đạo Do Thái chấp thuận nhưng lại bị các nhà lãnh đạo Arab từ chối. Sau cuộc chiến 6 ngày, Israel giành quyền kiểm soát phía Đông Jerusalem, bao gồm cả khu vực thành phố cổ, và sáp nhập phần đất đai này vào lãnh thổ quốc gia Do Thái vào năm 1980. Bước đi này không nhận được sự thừa nhận của cộng đồng quốc tế vốn kêu gọi chia sẻ phía Tây Jerusalem làm thủ đô của Israel và thủ đô của nhà nước Palestine ở phía Đông Jerusalem.

Theo các nhà phân tích, việc công nhận thủ đô luôn được xem là bước đi cuối cùng trong các cuộc đàm phán hòa bình giữa người Palestine và Israel.

Nhưng tuyên bố của Tổng thống Donald Trump công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel đã đi con đường ngược lại. Đồng thời, hành động của Tổng thống Trump được nhìn nhận như vượt qua giới hạn đỏ trong tiến trình hòa bình Israel, Palestine.

Hàng loạt cuộc biểu tình ở Trung Đông phản đối quyết định của Mỹ về Jerusalem Hàng loạt cuộc biểu tình ở Trung Đông phản đối quyết định của Mỹ về Jerusalem Nhiều quốc gia châu Á và châu Mỹ lên tiếng về quyết định của Mỹ đối với Jerusalem Nhiều quốc gia châu Á và châu Mỹ lên tiếng về quyết định của Mỹ đối với Jerusalem Người dân Palestine phản đối quyết định của Tổng thống Mỹ về Jerusalem Người dân Palestine phản đối quyết định của Tổng thống Mỹ về Jerusalem

Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước