Các nhà điều tra trong trang phục bảo hộ tiếp cận hiện trường vụ tấn công chất độc thần kinh đối với cựu điệp viên Nga. (Ảnh: Getty)
Tuy một mặt gay gắt buộc tội Nga đứng đằng sau vụ đầu độc cựu điệp viên Skripal nhưng Chính phủ Anh vẫn để ngỏ khả năng chất độc bị thất thoát. Và bàn tay gây ra cái chết của cựu điệp viên Skripal không phải là chính phủ Nga.
Thời kỳ hậu Chiến tranh lạnh, các cơ sở vũ khí hóa học thời Xô Viết đứng giữa ngã 3 đường. Nhiều người trong hàng ngũ vận hành chương trình cho rằng trong thời kỳ lộn xộn ấy, một lượng chất độc và bí quyết chế tạo đã bị lọt vào tay thế giới tội phạm. Đặc biệt là trong những năm 1990, chính phủ Nga không kiểm soát được hoàn toàn kho vũ khí hóa học của mình, kể cả những người làm việc trong đó. Trong khi đó, chương trình vũ khí hóa học thời Xô Viết trải dài cả ở những nước thuộc Liên Xô trước đây, những nước này càng không có khả năng để đảm bảo an toàn cho những cơ sở đặt trên lãnh thổ mình.
Các chất độc thần kinh xuống cấp theo thời gian nhưng nếu được bảo quản tốt và khi sử dụng mới trộn thì vẫn gây được án mạng ở quy mô nhỏ.
Năm 1995, một chủ nhà băng Nga và thư ký đã bị đầu độc bằng chất độc thất thoát từ Viện nghiên cứu hóa học nhà nước (NIIOKhT) ở Uzbekistan. Nhân viên đã bán chất này ra khai rằng anh ta quá nghèo nên vẫn thường bán chất độc lấy tiền sống. Viện này cũng chính là nơi đã sáng chế ra dòng chất độc "Novichok" mà Anh nói là thứ được dùng để đầu độc cựu điệp viên Skripal.
Liên Xô từng chế tạo ra kho vũ khí hóa học lớn nhất thế giới, con số công khai là 40.000 tấn.
Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!