Lạm phát khu vực Eurozone lên mức kỷ lục 8,9% dù tăng trưởng tốt hơn dự kiến

Quỳnh Chi (Theo France24)-Chủ nhật, ngày 31/07/2022 07:28 GMT+7

(Ảnh minh họa: AP)

VTV.vn - Lạm phát ở các nước châu Âu sử dụng đồng Euro đã tăng lên mức kỷ lục vào tháng 7 do giá năng lượng tăng cao xuất phát từ xung đột Nga - Ukraine.

Tuy nhiên, nền kinh tế khu vực đồng tiền chung châu Âu Eurozone vẫn ghi nhận mức tăng trưởng tốt hơn dự kiến dù ít ỏi trong quý II năm nay.

Lạm phát hàng năm ở 19 quốc gia của khu vực đồng Euro đã tăng lên 8,9% vào tháng 7, so với mức 8,6% trong tháng 6, theo con số được Cơ quan Thống kê Liên minh châu Âu công bố hôm 29/7.

Trong nhiều tháng, lạm phát tại khu vực Eurozone đã ở mức cao nhất kể từ năm 1997, khi đồng Euro bắt đầu giữ kỷ lục, khiến Ngân hàng Trung ương châu Âu tăng lãi suất vào tuần trước lần đầu tiên trong 11 năm qua và báo hiệu một đợt tăng tiếp vào tháng 9.

Giá năng lượng trong tháng 7 tăng 39,7%, chỉ giảm nhẹ so với mức tháng 6 do lo ngại về nguồn cung khí đốt. Giá thực phẩm, rượu và thuốc lá tăng 9,8%, nhanh hơn mức tăng được công bố vào tháng 6 do chi phí vận tải cao hơn, tình trạng thiếu hụt và nguồn cung ở Ukraine không chắc chắn.

Lạm phát khu vực Eurozone lên mức kỷ lục 8,9% dù tăng trưởng tốt hơn dự kiến - Ảnh 1.

Lạm phát tăng tại Eurozone bắt nguồn từ giá năng lượng tăng mạnh. (Ảnh: AP)

Trong khi đó, nền kinh tế của khu vực Eurozone tăng trưởng từ tháng 4 đến tháng 6 với mức tăng 0,7% so với quý I, bất chấp sự trì trệ ở Đức, nước đầu tàu kinh tế truyền thống của châu Âu. Pháp không bị suy thoái kinh tế với mức tăng trưởng khiêm tốn 0,5%, trong khi Italy và Tây Ban Nha vượt kỳ vọng với mức tăng trưởng lần lượt là 1% và 1,1%.

Các nhà kinh tế chỉ ra rằng sự phục hồi của ngành du lịch sau đại dịch COVID-19, trong đó các sân bay và hãng hàng thiếu nhân viên trong mùa hè này, dẫn đến tình trạng hỗn loạn trong du lịch.

Tăng trưởng của châu Âu trái ngược với Mỹ, nước có nền kinh tế suy giảm trong hai quý liên tiếp, làm dấy lên lo ngại về một cuộc suy thoái với lạm phát ở mức cao nhất trong 40 năm.

Rủi ro của châu Âu phần lớn xuất phát từ việc châu lục này phụ thuộc vào năng lượng của Nga. Hiện Moscow đã cắt giảm lượng khí đốt tự nhiên cung cấp năng lượng cho các nhà máy, tạo ra điện và sưởi ấm cho các ngôi nhà vào mùa đông ở khu vực này.

Việc cắt giảm nguồn cung khí đốt nhiều hơn trong tuần này thông qua đường ống Dòng chảy phương Bắc 1 đến Đức đã làm gia tăng lo ngại rằng Điện Kremlin có thể cắt hoàn toàn nguồn cung. Điều đó sẽ dẫn tới việc phải phân bổ nguồn khí đốt cho các ngành sử dụng nhiều năng lượng và làm tăng mức lạm phát vốn đã cao kỷ lục do giá năng lượng tăng mạnh, có nguy cơ đẩy EU với 27 quốc gia thành viên rơi vào suy thoái.

Nhiều gia đình tại Anh phải đong đếm từng khoản chi tiêu vì lạm phát Nhiều gia đình tại Anh phải đong đếm từng khoản chi tiêu vì lạm phát Lạm phát tăng kỷ lục tại 19 nước thành viên Eurozone Lạm phát tăng kỷ lục tại 19 nước thành viên Eurozone Rác ít đi - hệ quả của lạm phát tại Argentina Rác ít đi - hệ quả của lạm phát tại Argentina

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước