Nhân viên y tế chăm sóc bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện ở Định Châu, tỉnh Hà Bắc, ngày 12/5/2020. (Ảnh: THX/TTXVN)
Giám đốc Bộ phận Sức khỏe Tâm thần của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nêu rõ, việc cách ly, tâm lý lo sợ dịch bệnh, bất ổn kinh tế là nguyên nhân gây ra nỗi đau về tâm lý.
Ngoài ra, các nhân viên y tế và những người ở tuyến đầu chống dịch, làm việc với áp lực lớn, là nhóm đặc biệt dễ bị tổn thương về sức khỏe tâm thần. Khủng hoảng tâm lý có thể dẫn đến trầm cảm và bạo lực gia đình cũng đang gia tăng.
Trình bày một báo cáo và chỉ dẫn chính sách của Liên Hợp Quốc về COVID-19 và sức khỏe tâm thần, Giám đốc Kestel nhận định việc gia tăng số ca và mức độ nghiêm trọng của bệnh tâm thần là có thể xảy ra, các chính phủ nên "ưu tiên và tập trung" xử lý vấn đề này.
Bà Kestel cho biết thêm: "Sức khỏe tâm thần và sức khỏe của toàn xã hội đã bị tác động nặng nề bởi cuộc khủng hoảng này và là một ưu tiên cần giải quyết ngay".
Theo thống kê của Worldometers, tính đến 11 giờ ngày 14/5 (giờ Việt Nam), thế giới ghi nhận 4.429.744 ca mắc COVID-19, trong đó 298.174 ca tử vong.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!