Chủ tịch Hội nghị thượng đỉnh Liên Hợp Quốc về cấm vũ khí hạt nhân Elayne Whyte Gómez. (Ảnh: UN)
Đây là một văn bản pháp lý quan trọng trong tiến trình giải trừ loại vũ khí mang tính huỷ diệt này trên phạm vi toàn cầu.
Hiệp ước lần này cấm một cách toàn diện việc phát triển, thử, chế tạo, sản xuất, chiếm hữu, tàng trữ, chuyển giao, kiểm soát, sử dụng hay đe doạ sử dụng vũ khí hạt nhân.
Khi tham gia Hiệp ước, các quốc gia phải cam kết không cho các quốc gia đồn trú, lắp đặt hoặc triển khai vũ khí hạt nhân trên lãnh thổ của mình. Các nước tiến hành thử và sử dụng vũ khí hạt nhân phải hỗ trợ các nước bị ảnh hưởng trong việc giúp đỡ nạn nhân và khắc phục hậu quả về môi trường.
Tuy các quốc gia có vũ khí hạt nhân không dự Hội nghị, nhưng Hiệp ước cũng có các điều khoản tạo điều kiện cho các nước sau này tham gia, nếu cam kết phá hủy vũ khí hạt nhân.
Theo dự kiến, Hiệp ước sẽ được mở ký từ ngày 20/9/2017 và sẽ có hiệu lực khi được 50 nước phê chuẩn.
* Mời quý độc giả theo dõi Truyền hình trực tuyến các kênh của Đài Truyền hình Việt Nam!