Aayush Sawalka từng là một cậu bé cần cù, học hành chăm chỉ, có suất học bổng tại một trong những trường Đại học kỹ thuật tốt nhất trong nước nhưng giấc mơ của Aayush không nằm ở Ấn Độ mà là tại Mỹ.
Aayush trông cũng khá giống người Mỹ từ cách ăn mặc cho đến mái tóc và đôi dép Nike. Aayush ngưỡng mộ cuộc sống của người Mỹ.
Vài tháng trước khi tốt nghiệp Aayush đã nhận được một công việc tại chi nhánh địa phương của ngân hàng đầu tư Mỹ JP Morgan. Dự định của Aayush là làm việc ở đây vài năm lấy kinh nghiệm và sau đó sẽ chuyển đến Mỹ. Đây cũng là đường đi của rất nhiều sinh viên của trường công nghệ Ramaiah nhưng rất có thể tất cả sẽ phải rẽ ngang sang một hướng khác sau chỉ đạo siết chặt thị thực của Tổng thống Mỹ.
Trên thực tế, cuộc khủng hoảng "thừa nhân lực" xảy ra phổ biến ở những lĩnh vực công nghệ đòi hỏi tay nghề thấp như nhân viên đánh máy, văn phòng, trực máy... bởi những công việc kiểu này đang dần dần bị thay thế bởi máy móc, trí tuệ nhân tạo rẻ hơn rất nhiều.
Còn như trường hợp của Aayush, trong thời đại toàn cầu hóa, kỹ thuật số này, dù giấc mơ Mỹ của anh không còn thì vẫn có rất nhiều cơ hội tốt cho các lao động tay nghề cao như anh ở khắp mọi nơi chứ không cứ là ở Ấn Độ hay ở Mỹ.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!