Mùa đông ở châu Âu có xu hướng ngắn dần, nguy cơ các sông băng biến mất

Thế giới hôm nay-Thứ sáu, ngày 04/11/2022 06:00 GMT+7

Tự động phát sau
2
Current Time0:00
/
Duration0:00
0:00

VTV.vn - Thời tiết nóng ấm trải dài từ Bắc Âu xuống Trung và Tây Âu. Đức, Pháp, Tây Ban Nha đều ghi nhận tháng 10 nóng nhất trong lịch sử.

Tháng 11 đã bắt đầu, nhưng hầu như ở khắp châu Âu, bây giờ vẫn cảm thấy như trong mùa hè. Nhiệt độ kỷ lục lên tới 35 độ C trong những tháng gần cuối năm là điều bất thường ở châu Âu.

Sau một mùa hè với những đợt sóng nhiệt kỷ lục khắp châu lục, châu Âu tiếp tục trải qua một mùa thu nóng bất thường. Tại thủ đô Brussels của Bỉ, nhiệt độ cao nhất là 24 độ C - nóng hơn 10 độ so với mức bình thường cuối tháng 10 mọi năm. Tại Tây Ban Nha, nhiệt độ cao cùng cháy rừng khiến một số khu vực phải cấm người dân tổ chức ăn thịt nướng hay bắn pháo hoa.

Ông Rubén Del Campo - Nhà khí tượng học cho biết: "Khu vực bờ biển Cantabrian thường khá lạnh do có gió Nam thổi tới liên tục, nhưng nhiều ngày rồi, nhiệt độ ở đây đều trên 30 độ C. Điều này rất bất thường. Ngay cả ở thành phố Barcelona, trong 8 ngày liên tiếp giữa tháng 10, chưa bao giờ nhiệt độ dưới 20 độ C".

Các bãi biển khắp châu Âu đã kéo dài thời gian mở cửa, nhiều người dân không ngờ có thể tận hưởng những chuyến đi biển trái mùa. Nhưng mùa thu nóng bất thường thế này đem đến nhiều lo ngại.

Mùa đông ở châu Âu có xu hướng ngắn dần, nguy cơ các sông băng biến mất - Ảnh 1.

Mực nước trong các hồ chứa ở Tây Ban Nha tuần trước giảm gần 32% so với mức trung bình theo mùa trong 1 thập kỉ qua. Theo báo cáo mới nhất của Tổ chức Khí tượng thế giới, trong ba thập niên qua, mức độ ấm lên tại châu Âu cao gấp đôi so với phần còn lại của thế giới.

Mùa đông đang có xu hướng ngắn dần

So với mọi năm thì năm nay đúng là ấm áp đặc biệt. Đầu tháng 11, bắt đầu vào mùa đông được một tuần, nhưng nhiệt độ cũng chỉ như đầu mùa thu, mát mẻ dễ chịu. Hôm thứ Bảy tuần trước thì còn nóng đạt tới mức nhiệt trung bình của mùa hè, có thể mặc một áo ngắn tay ra đường. Theo số liệu thống kê về khí tượng học tại nhiều nước châu Âu, mùa đông đang có xu hướng ngắn dần, thời tiết trở lạnh muộn hơn và mùa hè tới sớm hơn, trong mùa đông số đợt lạnh ngày càng ít hơn và ngắn ngày hơn, số ngày có tuyết rơi cũng ít hơn.

Trong ngắn hạn đây là một tin tốt. Tới bây giờ, các nước châu Âu đã đổ đầy các kho dự trữ khí đốt, đầu mùa đông ấm áp nên nhu cầu sưởi ấm chưa cao, giá khí đốt đã sụt giảm mạnh. Chưa rõ tới tháng Giêng, tháng Hai sẽ lạnh tới mức nào, nhưng khởi đầu mùa đông như vậy là thuận lợi.

Về dài hạn, đây là bằng chứng rõ nét của khí hậu biến đổi bất thường, sau một mùa hè nóng nực và hạn hán là một mùa đông đến muộn ít mưa, tác động bất lợi tới mùa màng. Cây ở xứ lạnh phải đủ lạnh mới phát triển bình thường được. Các nhà khí tượng học đã cảnh báo, tốc độ nóng lên của Trái đất đang nhanh hơn so với các dự báo trước đây.

Mùa đông ở châu Âu có xu hướng ngắn dần, nguy cơ các sông băng biến mất - Ảnh 2.

Vấn đề khí hậu đang được nhắc đến với tần suất nhiều hơn thời gian này, khi hội nghị thường niên lần thứ 27 của Liên Hợp Quốc về khí hậu COP27 chuẩn bị khai mạc. Riêng với châu Âu, thời tiết mùa đông đang là đề tài rất được quan tâm, vì lẽ nhiệt độ mùa đông nay còn mang ý nghĩa địa chính trị. Nếu mùa đông không quá lạnh, châu Âu sẽ không phải chịu áp lực khan hiếm khí đốt - một chi tiết rất quan trọng tác động vào quan hệ giữa Liên minh châu Âu và nước Nga.

Nguy cơ các sông băng biến mất

Với tác động của biến đổi khí hậu, một báo cáo mới của UNESCO dự báo, một số sông băng nổi tiếng nhất thế giới như các sông băng trên dãy Dolomites (Italy), hay ở công viên quốc gia Yosemite (Mỹ) sẽ biến mất vào năm 2050 do tình trạng ấm lên toàn cầu.

Cụ thể, UNESCO đã theo dõi khoảng hơn 18 nghìn sông băng tại 50 địa điểm di sản thế giới mà tổ chức này công nhận và dự đoán rằng khoảng 1/3 số sông băng này sẽ biến mất vào năm 2050. Số sông băng còn lại có thể được cứu nếu mức tăng nhiệt độ toàn cầu không vượt quá 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp.

Trong kịch bản, lượng phát thải vẫn diễn ra như bình thường, khoảng 50% sông băng tại các địa điểm di sản thế giới này có thể gần như biến mất hoàn toàn vào năm 2100.

Pháp và Tây Ban Nha trải qua mùa thu ấm áp bất thường sau những đợt nắng nóng tàn khốc Pháp và Tây Ban Nha trải qua mùa thu ấm áp bất thường sau những đợt nắng nóng tàn khốc

VTV.vn - Pháp và Tây Ban Nha đã ghi nhận nhiệt độ ấm bất thường hôm 27/10, làm gia tăng lo ngại về việc thay đổi mô hình thời tiết ở châu Âu.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước