Mỹ báo động tình trạng lạm dụng thuốc trị ADHD ở thanh thiếu niên

H.M-Thứ tư, ngày 19/04/2023 16:54 GMT+7

VTV.vn - Báo cáo có cho thấy cứ 4 trẻ trong độ tuổi vị thành niên tại Mỹ thì có tới 1 người lạm dụng thuốc chống ADHD (Chứng tăng động giảm chú ý).

Một nghiên cứu mới cho thấy tại một số trường cấp 2, cấp 3 tại Mỹ, cứ 4 thanh thiếu niên thì 1 người cho biết đã lạm dụng thuốc điều trị chứng rối loạn tăng động giảm chú ý trong suốt 1 năm trước đó.

Tác giả chính của nghiên cứu, Sean Esteban McCabe - Giám đốc viện nghiên cứu về chất kích thích, rượu, thuốc lá và sức khỏe tại ĐH Michigan, cho biết: "Đây là nghiên cứu cấp quốc gia đầu tiên xem xét việc sử dụng chất kích thích kê đơn của học sinh cấp 2 và cấp 3. Và chúng tôi đã phát hiện ra những sự lạm dụng rất lớn.

Giáo sư McCabe, người đồng thời cũng đang công tác tại Trường Điều dưỡng ĐH Michigan cho biết thêm: "Ở một số trường học, có rất ít hoặc không có sự lạm dụng thuốc và chất kích thích, trong khi ở các trường khác, hơn 25% số học sinh được hỏi đã sử dụng chúng theo cách phi y tế. Nghiên cứu này là một hồi chuông cảnh tỉnh lớn".

Các nghiên cứu trước đây đã phát hiện rằng việc sử dụng thuốc có chứa chất kích thích vào mục đích phi y tế có thể bao gồm uống nhiều hơn liều lượng bình thường để đạt cảm giác "phê", hoặc dùng thuốc cùng với rượu hoặc các loại thuốc khác… nhằm có khoái cảm cao.

Học sinh cũng lạm dụng thuốc hoặc "dùng thuốc do ai đó đưa cho do cảm giác căng thẳng về học hành – các em cố gắng thức khuya để học bài và hoàn thành bài vở" – Bác sĩ Nhi khoa, Tiến sĩ Deepa Camenga, Phó Giám đốc chương trình nhi khoa về thuốc gây nghiện tại Học viện Nhi khoa, ĐH Yale, cho biết.

"Chúng tôi biết điều này đang xảy ra ở các trường học. Camenga, người không tham gia vào cuộc nghiên cứu mới của ĐH Michigan, cho biết, điểm nổi bật chính của nghiên cứu mới là việc lạm dụng và chia sẻ thuốc kê đơn có thành phần chất kích thích, đang xảy ra ở các trường THCS, THPT, không chỉ ở trường Đại học.

Phạm vi lạm dụng thuốc rộng rãi

Được công bố vào hôm thứ 3 trên tạp chí JAMA Network Open, nghiên cứu đã phân tích dữ liệu được thu thập từ năm 2005 đến năm 2020 bởi Tổ chức Monitoring the Future (một cuộc khảo sát liên bang đã đo lường việc sử dụng chất kích thích và rượu ở học sinh trung học trên toàn nước Mỹ hàng năm, kể từ năm 1975)

Trong bộ dữ liệu được sử dụng cho nghiên cứu này, có hơn 230.000 thanh thiếu niên ở các lớp 8, 10 và 12 trên 3284 trường trung học khắp nước Mỹ đã tham gia khảo sát.

Về thuốc Adderall

Người dùng Adderall sẽ phải vật lộn với trình trạng thiếu hụt thuốc trong khi lý do và cách điều trị chứng này vẫn chưa được nghiên cứu chắc chắn.

Nghiên cứu cho thấy các trường có tỷ lệ thanh thiếu niên sử dụng thuốc điều trị ADHD theo toa cao nhất có khả năng học sinh lạm dụng chất kích thích cao hơn khoảng 36% so với các trường khác.

Giáo sư McCabe nói, những trường có ít hoặc không có học sinh đang sử dụng các phương pháp điều trị như vậy ít gặp vấn đề hơn, nhưng sự hiện diện của việc lạm dụng thuốc là vẫn tồn tại.

Ông nói: "Chúng tôi biết rằng 2 nguồn thuốc lớn nhất là thuốc còn sót lại sau điều trị theo đơn, có lẽ từ các thành viên trong gia đình hoặc từ bạn bè, người bán là những người học ở trường khác".

Theo nghiên cứu, các trường học ở vùng ngoại ô nhiều nơi tại Mỹ, ngoại trừ vùng Đông Bắc, có tỷ lệ thanh thiếu niên lạm dụng thuốc điều trị ADHD cao hơn. Những trường có nhiều học sinh da trắng hơn và những trường có học sinh uống rượu ở mức trung bình, cũng có nhiều khả năng xuất hiện thanh thiếu niên lạm dụng chất kích thích.

Theo phân tích, ở cấp độ cá nhân, những học sinh cho biết họ đã sử dụng cần sa trong 30 ngày qua có khả năng lạm dụng thuốc điều trị ADHD cao gấp 4 lần so với những người khác không sử dụng cần sa.

Ngoài ra, nghiên cứu cho thấy thanh thiếu niên cho biết họ dã sử dụng thuốc điều trị ADHD hiện tại hoặc trước đây, có khả năng lạm dụng chất kích thích cao hơn khoảng 2.5% so với những bạn cùng trang lứa chưa bao giờ sử dụng.

Giáo sư McCabe nói: "Nhưng những phát hiện này không chỉ do thanh thiếu niên mắc chứng ADHD lạm dụng thuốc. Chúng tôi tìm thấy một mối liên hệ quan trọng của việc lạm dụng thuốc đối với ngay cả những học sinh chưa bao giờ được chỉ định điều trị ADHD".

Quá trình thu thập dữ liệu cho nghiên cứu kéo dài đến năm 2020. Kể từ đó, số liệu thống kê mới cho thấy đơn thuốc sử dụng có chứa thành phần chất kích thích đã tăng 10% trong năm 2021 ở hầu hết các nhóm tuổi.

Đồng thời, xuất hiện tình trạng thiếu Adderall trên toàn nước Mỹ, một trong những loại thuốc điều trị ADHD phổ biến nhất, khiến nhiều bệnh nhân không thể mua mới hay mua lại thuốc theo đơn bác sĩ.

Sự nguy hiểm của việc lạm dụng

Các nguy cơ rất cao của việc lạm dụng thuốc có thể kể đến như: Dùng thuốc có thành phần chứa chất kích thích không đúng cách trong thời gian dài có thể dẫn đến rối loạn sử dụng chất kích thích; dẫn đến cảm giác lo lắng, trầm cảm, rối loại tâm thần hay co giật.

Nếu lạm dụng hoặc kết hợp sử dụng với rượu hay các loại thuốc khác, có thể gây nên những biến chứng sức khỏe đột ngột như hoang tưởng, nhiệt độ cơ thể cao tới mức nguy hiểm, nhịp tim không đều - nếu chất kích thích được sử dụng với liệu lượng lớn hoặc them những cách khác ngoài việc nuốt viêng uống.

Nghiên cứu cũng chỉ ra những người lạm dụng thuốc điều trị ADHD có khả năng cao mức chứng rối loạn sử dụng nhiều chất gây nghiện. Các chuyên gia cho biết, việc lạm dung thuốc đã gia tăng trong 2-3 thập kỷ qua khi ngày càng có nhiều thanh thieus niên được chẩn đoán và kê đơn những loại thuốc mà trong thành phần có chứa chất kích thích. Một nghiên cứu khác cũng chỉ rằng cứ 9 học sinh trung học tại Mỹ thì có 1 học sinh phải sử dụng thuốc điều trị chứng ADHD.

Đối với người bị ADHD sử dụng thuốc một cách thích hợp, thuốc kích thích có thể là phương pháp điều trị hiệu quả. Chúng "bảo vệ sức khỏe của một đứa trẻ" Tiến sĩ Camenga nói - "Những thanh thiếu niên được chẩn đoán và điều trị đúng cách cũng như được theo dõi rất tốt - họ có ít nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần mới hoặc rối loạn sử dụng chất kích thích mới hơn".

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước