Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson. (Nguồn: Reuters)
Tuy nhiên, người đứng đầu ngành Ngoại giao Mỹ cho rằng, các yêu cầu đó sẽ tạo cơ sở cho đối thoại nhằm hướng tới một giải pháp tổng thể cho khủng hoảng. Ông Tillerson cũng cho biết Qatar đang đánh giá các yêu sách này, đồng thời khuyến nghị các nước khu vực cùng ngồi lại trong cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố.
Trước đó, hôm 23/6, bản đề xuất gồm 13 điều khoản, đáng chú ý có yêu cầu đóng cửa Kênh truyền hình Al-Jazeera, đóng cửa căn cứ quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ bên trong lãnh thổ Qatar, hạ thấp quan hệ ngoại giao với Iran đã được chuyển đến Qatar thông qua Kuwait, nước trung gian hòa giải xung đột. Ngoại trưởng Qatar đã ngay lập tức bác bỏ các yêu sách này, coi đây là các đề xuất phi thực tế và không thuyết phục, can thiệp vào chính sách đối ngoại và chủ quyền của Qatar.
Qatar bị cáo buộc hậu thuẫn các nhóm khủng bố mặc dù nước này đã phủ nhận. Các biện pháp trừng phạt ngoại giao và kinh tế ở một mức độ chưa từng thấy của các nước Arab vùng Vịnh nhằm vào Qatar liên quan đến cáo buộc này đã kéo dài suốt hơn 2 tuần qua.
Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam tại TV Online!