Binh sĩ Ukraine bốc dỡ lô tên lửa Javelin do Mỹ gửi. (Ảnh: CNN)
Khoản viện trợ này, cùng với sự hỗ trợ từ Liên minh châu Âu, Quỹ Tiền tệ Quốc tế và các tổ chức khác, sẽ cho phép Chính phủ Ukraine cung cấp các dịch vụ quan trọng cho người dân nước này.
Theo Bộ Ngoại giao Mỹ, cho đến nay Washington đã hỗ trợ 18 tỷ USD cho Chính phủ Ukraine qua các cơ chế của Ngân hàng Thế giới .
Cụ thể, trong thông báo hôm 14/4, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết: "Mỹ đã hỗ trợ ngân sách 18 tỷ USD cho chính phủ Ukraine qua các cơ chế của Ngân hàng Thế giới (WB). Khoản bổ sung 4,9 tỷ USD này sẽ được cung cấp vào tháng 9. Khoản tài trợ này, cùng với sự hỗ trợ từ Liên minh châu Âu, Quỹ Tiền tệ quốc tế và các tổ chức khác, sẽ cho phép chính phủ Ukraine cung cấp các dịch vụ quan trọng cho người dân nước này...".
Theo thông báo, chính quyền Kiev đã đưa ra kế hoạch tái thiết 10 năm với chi phí khoảng 750 tỷ USD, trong khi Ngân hàng Thế giới ước tính, chi phí tái thiết của Ukraine là 411 tỷ USD trong 10 năm tới.
Hôm 13/5, Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal cho biết, quốc gia này bị thiếu 14 tỷ USD, số tiền rất cần thiết cho việc tái thiết và bày tỏ hy vọng rằng Mỹ sẽ dẫn đầu các nỗ lực gây quỹ.
Trước đó, Ngân hàng Thế giới vào ngày 24/2 đã công bố khoản viện trợ bổ sung trị giá 2,5 tỷ USD cho Ukraine, nhằm giúp Kiev tăng cường ngân sách và duy trì các dịch vụ thiết yếu trong bối cảnh xung đột với Nga.
Khoản viện trợ trên, do Cơ quan Phát triển quốc tế của Mỹ (USAID) cung cấp, sẽ được chuyển cho Chính phủ Ukraine sau khi Ngân hàng Thế giới xác minh các khoản chi đủ điều kiện. Khoản viện trợ này nâng tổng số tiền WB viện trợ cho Ukraine theo Dự án Chi tiêu công nhằm tăng cường năng lực hành chính (PEACE) lên mức 20,6 tỷ USD. Hiện 18,5 tỷ USD trong tổng số tiền được huy động đã được giải ngân.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!