Nam Phi thả 2.000 con tê giác trắng về tự nhiên

Đàm Linh (Theo ABC News)-Thứ tư, ngày 13/03/2024 20:47 GMT+7

(Ảnh: WWF)

VTV.vn - Tổ chức Bảo tồn African Parks tại Nam Phi thông báo sẽ chuẩn bị thả hơn 2.000 cá thể tê giác trắng phương Nam tại các khu vực bảo tồn ở châu Phi.

Đây là một trong những nỗ lực của tổ chức trong việc tăng số lượng tê giác tại Nam Phi lên con số 15%. Các cá thể tê giác trên đã được mua lại từ một nhà sở hữu tư nhân và được nhân giống trong điều kiện nuôi nhốt đảm bảo.

Tổ chức African Parks đặt mục tiêu sẽ thả được 200 con tê giác mỗi năm trong 10 năm tiếp theo, tại các khu vực bảo tồn khác nhau trên khắp châu Phi.

Vấn nạn săn bắt trộm tê giác tại châu Phi vẫn ở mức đáng báo động khi hàng trăm cá thể này bị săn bắt mỗi năm khiến chi phí bảo vệ chúng cao hơn bao giờ hết.

Nam Phi chiếm khoảng một nửa tổng số tê giác đen có nguy cơ tuyệt chủng trên lục địa châu Phi và cũng là nơi có số lượng tê giác trắng lớn nhất thế giới với tình trạng "sắp bị đe dọa".

Nam Phi thả 2.000 con tê giác trắng về tự nhiên - Ảnh 1.

Nam Phi nỗ lực bảo tồn loài tê giác trắng đang có nguy cơ tuyệt chủng (Ảnh: Xinhua)

Dữ liệu từ Bộ Môi trường Nam Phi cho thấy các nỗ lực bảo tồn và cảnh giác đã được nâng cao ở Vườn quốc gia Kruger nổi tiếng thế giới khiến những kẻ săn trộm chuyển sang săn bắn trong các công viên tư nhân và tỉnh KwaZulu-Natal. Việc săn trộm tê giác thường liên quan đến cả những kẻ săn trộm địa phương và các tổ chức tội phạm quốc tế, những kẻ buôn lậu sừng qua biên giới. Bộ Môi trường Nam Phi cho biết nhu cầu sừng tê giác đặc biệt cao ở châu Á.

Các công viên Quốc gia Nam Phi đã đưa ra nhiều biện pháp khác nhau để chống lại nạn săn trộm tê giác đang đe dọa sự tồn tại của loài động vật này. Một trong những biện pháp được áp dụng gần đây là sử dụng máy bay trực thăng chở lực lượng kiểm lâm và triển khai bất cứ khi nào được yêu cầu để bắt giữ những kẻ săn trộm.

Số lượng tê giác tại châu Phi tăng lần đầu tiên sau một thập kỷ Số lượng tê giác tại châu Phi tăng lần đầu tiên sau một thập kỷ

VTV.vn - Lần đầu tiên kể từ năm 2012, số lượng tê giác trên toàn châu Phi đã ghi nhận mức tăng trưởng theo năm.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước